Kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ đầy sóng gió

Bài 2: Mở rộng không gian phát triển doanh nghiệp như thế nào?

06:15 | 04/12/2022

187 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Có nhiều doanh nghiệp mạnh thì nền kinh tế mạnh nhưng để doanh nghiệp phát triển phải mở rộng “không gian” trong chính doanh nghiệp và cả cải cách thể chế để mở những cánh cửa kinh tế trong nước và quốc tế cho doanh nghiệp.
Bài 1: Kinh tế Việt Nam vẫn đang phục hồi mạnh mẽBài 1: Kinh tế Việt Nam vẫn đang phục hồi mạnh mẽ

Những năm qua, cụm từ “tái cấu trúc nền kinh tế” liên tục được các chuyên gia, doanh nhân hàng đầu Việt nam nhắc đến. Ấy vậy nhưng chưa thực sự có một nghiên cứu hay khảo sát thực tế có tính bao trùm từ phía doanh nghiệp đến nền kinh tế trong việc cấu trúc ra sao để có một nền kinh tế mạnh.

tai-cau-truc-doanh-nghiep-phai-co-diem-dot-pha-3
Tái cấu trúc doanh nghiệp phải tìm ra điểm đột phá.

Trước tiên khi doanh nghiệp xuất hiện những “triệu chứng” như thị phần thu hẹp, doanh số sụt giảm, công nợ nhiều làm cơ cấu tài chính không phù hợp và tăng chi phí sử dụng vốn, thiếu công cụ giám sát, nhân viên không có động lực, lãnh đạo cấp cao không đồng thuận... mới bắt đầu cuống cuồng tính tới việc “tái cơ cấu”. Trong thực tế không thiếu doanh nghiệp lấy việc cắt giảm nhân viên, sắp xếp lại các phòng ban coi như “tái cơ cấu” mà không biết rằng điều đó không những hoàn toàn không có tác dụng mà còn đẩy doanh nghiệp suy sụp nhanh chóng hơn.

Theo Tiến sĩ Kinh tế Lê Võ Phương Nga - Giám đốc Quản trị Tài chính, Ngân hàng đầu tư quốc tế Credit Agricole (Pháp): Tái cơ cấu đối với doanh nghiệp, thứ nhất cần xác định và gỡ các nút thắt của ngành hoạt động như vốn, công nghệ, lao động… Thứ hai, cần tập trung vào khả năng thích ứng và khả năng chống chọi. Thứ ba là xác định tương quan tái cơ cấu doanh nghiệp theo ngành và khu vực. Thứ tư là đón xu thế công nghệ, chuyển dịch vốn và lao động.

Trong thực tế kinh doanh tại Việt Nam, không thiếu doanh nghiệp đã và đang tái cơ cấu thành công và sẵn sàng cung cấp các bí quyết của mình. Đó là sự quản trị kinh tế khoa học, bao trùm lên toàn bộ các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, người lao động của cả doanh nghiệp. Hay nói cách khác, doanh nghiệp phải liên tục tái cơ cấu từ nội tại mỗi một người lao động để làm việc ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn. Hiện nay không thiếu các công cụ đánh giá hiệu quả làm việc, thiếu kiến thức thì cần tự học, tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn để tự làm mới con người, nâng cao giá trị bản thân.

Còn trên bình diện Tái cơ cấu nền kinh tế thì cần cần đặt Việt Nam trong tương quan định hướng phát triển với các nước trong khu vực và quốc tế. Ở góc độ quốc gia, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho Việt Nam, cần tập trung phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó, huy động nguồn lực từ trong dân, phát triển sức mua nội địa đồng thời tăng cường vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu...

Bài 2: Mở rộng không gian phát triển doanh nghiệp như thế nào?
Chính sách hỗ trợ nền kinh tế vẫn chậm đi vào thực tế.

Theo bà Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng dương. Nhiều nền kinh tế đã mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19. Kinh tế thế giới đã có sự đồng thuận nhiều hơn, mở ra không gian mới lớn hơn cho các doanh nghiệp thông qua các thỏa thuận hợp tác kinh tế song phương, đa phương như CTPPP, RCEP… tạo ra xung lực phục hồi kinh tế cho vùng châu Á đầy năng động.

Mặc dù chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong quá trình phục hồi kinh tế nhưng vẫn còn đó nhiều thách thức. Chúng tôi cho rằng về cải cách thể chế vẫn chưa có nhiều ý tưởng và động lực mới. Nếu chúng ta không cải cách thể chế một cách triệt để thì không thể giải quyết được các vấn đề căn cơ, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển. Ví dụ như “Chương trình cải cách môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” đang được Chính phủ triển khai mạnh mẽ. Nhưng để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả cần phải có kết quả thực tế từ môi trường đầu tư kinh doanh thật tốt, phải có hệ thống công chức tốt, thủ tục pháp lý đơn giản…

Chúng ta đang tích cực đổi mới nền kinh tế, cơ cấu ngành, địa phương và sự chủ động vào cuộc của doanh nghiệp thực thi các mô hình kinh tế mới. Chính phủ ban hành kinh tế ban đêm, kinh tế chia sẻ, kinh tế số và kinh tế tuần hoàn… Nhưng việc cụ thể hóa và đưa vào thực tế còn cần cả một quá trình.

Có thể thấy rằng, việc cân đối giữa tái cơ cấu nền kinh tế quốc gia cùng tái cơ cấu doanh nghiệp là hai đối trọng cần có sự quan tâm đầy đủ. Việc ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước trong vai trò điều phối nền kinh tế là không thể chấp nhận được. Ở phía ngược lại, các cơ quan Nhà nước cũng cần phải xem lại toàn diện các gói hỗ trợ kinh tế, đánh giá đầy đủ hiệu quả, cách thức triển khai để doanh nghiệp không bị “chết khát” trên chính dòng chảy kinh tế thị trường.

Thành Công - Minh Đức

Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam trong bối cảnh mới Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam trong bối cảnh mới
Doanh nghiệp làm gì để biến Doanh nghiệp làm gì để biến "nguy" thành "cơ"?
Thủ tướng: Nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng Thủ tướng: Nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng