Được và mất từ các hiệp định thương mại tự do

Bài 1: Xuất nhập khẩu - Dịch vụ đã thay đổi về chất

16:13 | 22/10/2020

146 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Thương mại tự do được ví như một cuộc chơi lớn về kinh tế, trong đó các quốc gia gần như phải tháo bỏ các hàng rào thuế quan. Petrotimes xin tóm lược thông tin về những được mất đối với kinh tế nước ta khi tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA) là FTA đầu tiên Việt Nam tham gia, là cột mốc giúp chúng ta hội nhập kinh tế sâu rộng và cũng là bước đột phá cho quá trình tham gia các hiệp định FTA sau này.

Kể từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007, tới nay Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 16 FTA. Trong số 13 FTA đã ký kết và 3 FTA đang đàm phán (gồm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực - RCEP giữa 10 nước ASEAN với 6 nước đối tác gồm Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ; FTA giữa Việt Nam với Khối Thương mại tự do Châu Âu (EFTA) gồm Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein; và FTA giữa Việt Nam và Israel).

ky-vong-suc-bat-xuat-khau-tu-evfta
FTA tác động toàn diện đến xuất nhập khẩu và dịch vụ của Việt Nam.

Trong đó, FTA ASEAN-Ấn Độ có tỷ lệ xóa bỏ thuế quan thấp nhất là 74% với lộ trình thực hiện là 14 năm. Các FTA còn lại có tỷ lệ xoá bỏ thuế quan trong khoảng 86-93% với lộ trình thực hiện 11-17 năm.

Cũng trong số 11 FTA này, Hiệp định CEPT/ATIGA sẽ được hoàn thành xoá bỏ thuế quan sớm nhất - vào năm 2018 (trừ mặt hàng xăng dầu đến 2024 thuế suất mới giảm xuống 0%) do đây là FTA được Việt Nam thực hiện đầu tiên (từ năm 1999). Các FTA mà Việt Nam được hoàn thành xoá bỏ thuế quan muộn nhất là FTA Việt Nam - Chile và FTA Việt Nam - Hàn Quốc (đều vào năm 2029). Các FTA còn lại phải hoàn thành xoá bỏ thuế quan trong khoảng thời gian từ năm 2020-2027.

Về rào cản phi thuế thì các nước ASEAN đã xây dựng Chương trình làm việc về giải quyết các rào cản phi thuế ở cấp độ khu vực và cấp độ quốc gia nhưng chủ yếu mang tính chất hướng dẫn, không ràng buộc cao như các FTA thế hệ mới.

Cam kết về thương mại dịch vụ trong các Hiệp định thương mại tự do ASEAN+ có mức về cơ bản tương đương mức cam kết dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO, chỉ cao hơn ở một số ít phân ngành (nhưng không cao hơn thực tiễn của hệ thống pháp luật trong nước).

Trong những năm qua, thực hiện các FTA đã thể hiện rõ nét nhất về xuất nhập khẩu khi tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường có FTA tăng trưởng gần 18 lần. Cụ thể, tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sang các thị trường đối tác FTA của Việt Nam năm 2019 là 186 tỷ USD. Trong khi đó, năm 2004, Việt Nam mới có hai đối tác FTA là ASEAN và Trung Quốc với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 12,4 tỷ USD.

Xét về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân sang các thị trường đối tác FTA kể từ khi có Hiệp định FTA thì Ấn Độ đạt bình quân 35,7%/năm, Hàn Quốc đạt 29,2%/năm, Chile 28,9%/năm và Trung Quốc 20,9%/năm.

Như vậy, về tổng thể chúng ta vẫn nhập siêu từ các thị trường có FTA do hai thị trường nhập khẩu lớn nhất hàng Việt Nam là Hoa Kỳ và EU chúng ta đều chưa có FTA được đưa vào thực thi. Bởi vậy, khi Hiệp định EVFTA được thực thi vào tháng 8 vừa qua là bước phát triển mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường lớn nhất thế giới là liên minh châu Âu.

Thông tin từ Cục xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu sử dụng các loại C/O ưu đãi theo FTA năm 2019 đạt 47,55 tỷ USD, chiếm 37,2% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Việt Nam ký FTA. Năm 2019, ta đã cấp hơn 1 triệu bộ C/O ưu đãi (bao gồm theo FTA và GSP) với trị giá 61,19 tỷ USD.

Mức tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi 37,2% phản ánh doanh nghiệp và hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang dần nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan tại các thị trường có FTA với Việt Nam trong những năm qua. Con số 37,2% chỉ là tỷ lệ sử dụng trung bình của các mẫu C/O ưu đãi. Tỷ lệ cụ thể khác nhau theo từng mẫu C/O (với Chile tỷ lệ sử dụng 67,72%), theo thị trường xuất khẩu (Hàn Quốc 49,78%, Nhật Bản 38,28%), theo mặt hàng xuất khẩu (da giày gần 91,52%, nhựa và các sản phẩm nhựa 71,66%, dệt may 66,85%, thủy sản 65,25%, cà phê và hạt tiêu lần lượt đạt 52,16% và 90,77%).

Bên cạnh xuất nhập khẩu, trong những năm gần đây, ngành dịch vụ có đóng góp lớn trong cơ cấu GDP của Việt Nam, đặc biệt đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngành bán lẻ, lưu trú, ăn uống và du lịch. Việc tham gia các FTA giúp mở cửa thị trường ngành dịch vụ, mang lại nhiều tác động tích cực như thu hút vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tăng cường lưu thông hàng hóa và là cơ hội để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng hỗ trợ dịch vụ.

Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn đặc biệt là khi phải đối đầu với tốc độ thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp ngoại có tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm khiến cho việc cạnh tranh trên thị trường dịch vụ càng trở nên gay gắt. Sự cạnh tranh này được đánh giá là lành mạnh, khiến các doanh nghiệp Việt Nam trưởng thành nhanh hơn, sản phẩm dịch vụ, du lịch của Việt Nam có sự thuế biến về chất lượng tốt hơn trong 10 năm qua.

Bên cạnh các hiệp định FTA thế hệ mới, Việt Nam đang thực hiện 11 FTA khác. Trong số các FTA này, AFTA (sau này là Hiệp định CEPT/ATIGA) có tỷ lệ xoá bỏ thuế quan cao nhất là 98% với lộ trình thực hiện là 19 năm (nếu tính cả mặt hàng xăng dầu, lộ trình này là 25 năm).

Tùng Dương

Xuất khẩu rau quả 9 tháng đạt 2,5 tỷ USD Xuất khẩu rau quả 9 tháng đạt 2,5 tỷ USD
Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện EVFTA Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện EVFTA
Lô cà phê Việt đầu tiên sang châu Âu theo “con đường” EVFTA Lô cà phê Việt đầu tiên sang châu Âu theo “con đường” EVFTA

Kim ngạch xuất khẩu sang EU duy trì đà tăng mạnh

Kim ngạch xuất khẩu sang EU duy trì đà tăng mạnh