Ấn tượng với tranh sơn mài đương đại 3 miền
Nếu như sơn mài truyền thống được chế tác từ keo trích từ cây sơn. Loại cây này trồng nhiều ở miền Bắc Việt Nam và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, nhưng chất lượng tốt nhất là sơn ở tỉnh Phú Thọ, Việt Nam.
Vì thiếu một số màu cơ bản nên sơn mài truyền thống chỉ dùng để bảo quản và trang trí. Các họa sĩ trường Cao đẳng Mỹ Thuật Đông Dương đã bổ sung bảng màu và sử dụng chất liệu cổ truyền này để sáng tác các tác phẩm nghệ thuật. Ở giai đoạn này, phần nhiều là ấn tượng.
Sau đó, các họa sĩ đương đại đẩy xa hơn nữa, sử dụng sơn mài để chuyển tải cảm xúc tinh tế vào các tác phẩm thuộc nhiều thể loại và phong cách khác nhau và đang khẳng định giá trị nghệ thuật vẻ vang của mình.
Tranh sơn mài của họa sĩ Trần Thị Thu Hà
Tranh sơn mài của họa sĩ Trần thị Thu Hà (Huế - 1952) được nhà sưu tập Marc Hurner (chủ Phòng tranh H&S-Brussels-1997) đánh giá: “Các nhà phê bình nghệ thuật tìm thấy một thoáng phong cách của Edvard Munch hay Marc Chagall trong một số tranh của chị, nhưng điều đó chẳng hề gì, khi chúng ta biết chị đã nỗ lực tự học không qua sách vở như thế nào. Điều kỳ diệu là, sự gần gũi với những gì đã được thể hiện trước đó ở một nơi khác là do các chủ đề bao giờ cũng giống nhau. Thu Hà vẽ bằng tâm hồn của mình và những ám ảnh của cuộc đời”.
Tranh của Dương Tuấn Kiệt
Còn tranh của Dương Tuấn Kiệt (Long An - 1940) thì có sức hút khá mạnh đối với khách thưởng ngoạn và nhà báo Kim Ửng từng nhận xét: “Xem tranh sơn mài của ông, hầu như mọi người đều có chung một nhận xét: hình ảnh chân thực nhưng cách điệu, đường nét giản dị, màu sắc dịu dàng; trong tranh luôn toát lên sự chân thành và lãng mạn, ngây thơ và duyên dáng, hiện thực và huyền ảo… Đó là một thế giới nghệ thuật rất gần gũi với đời thường…”
Tranh của Võ Xuân Huy
Riêng họa sĩ Võ Xuân Huy (Quảng Trị - 1970) được họa sĩ – nhà phê bình Nguyễn Quân dành nhiều lời phê bình sâu sắc: “Bức tranh trở thành các tác phẩm biểu hiện trừu tượng của chủ nghĩa hiện đại. Bảng màu được mở rộng với các gam lạnh, nhẹ cùng sự thoáng qua khó nắm bắt. Võ Xuân Huy không nương nhờ vẻ đẹp vàng son, trầm ấm hay cái điệu đà, duyên dáng của sơn mài “cổ”, cũng không cầu viện nơi các mô-típ, chủ đề “dân gian, lễ hội hay tâm linh”! Những bức không hình trực chỉ từ cảm thức sáng tạo hiện đại và các đặc điểm chất liệu, kỹ thuật đã đưa sơn mài sang hẳn địa hạt của tâm tình hội họa”.
Tranh của Nguyễn Xuân Anh
Riêng tranh của Nguyễn Xuân Anh (Hà Nội 1977) có sự đa dạng trong các đối tượng của bức tranh. Nhiều tác phẩm của anh hiển thị căn hộ cao tầng và đường phố đông đúc, đôi khi là mô tả cảnh quan của núi và đồng ruộng của ánh trăng. Anh có một phạm vi sử dụng rộng rãi các màu sắc từ màu sắc sơn mài truyền thống khi màu đỏ, vàng và đen khi màu xanh lá cây và bạc.
“Anh có một khả năng đáng kinh ngạc kết hợp truyền thống với hiện đại. Phong cách độc đáo này đã tạo ra một vẻ đẹp mới trong đời sống mỹ thuật Việt, như anh phấn đấu để nắm bắt cảm giác cũng như nhận thức bên ngoài nó tạo ra một Việt Nam mới từ bên trong. Bên ngoài là cảm nhận của cảnh quan thay đổi có thể nhìn thấy, nhưng bên trong được tổ chức trong tinh thần của Anh. Tinh thần của Nguyễn Xuân Anh chứa sức mạnh và khát vọng mang những gì thực tế bị che dấu Việt Nam có thể trình bày cho thế giới” – Đây là những nhận xét chân thực, sâu sắc của Mr. Glenn - Chủ gallery Ai Bo Fine Art, New Yorks, Mỹ.
Thanh Thanh
-
Những lưu ý khi chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ (Hà Nội)
-
Vesak 2025: Tinh thần hòa bình và lòng từ bi lan tỏa toàn cầu
-
Chương trình âm nhạc nghệ thuật Vesak 2025: Kết nối văn hóa - Lan tỏa tình hữu nghị
-
[Chùm ảnh] 35.000 hoa đăng cầu nguyện cho hòa bình thế giới tại Đại lễ Vesak 2025
-
Côn Đảo - Từ “địa ngục trần gian” đến biểu tượng hào hùng của ý chí Việt Nam