2012: Năm có nhiều nhà báo thiệt mạng nhất
Phó Giám đốc Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo Robert Mahoney nói đa số những người bị nhắm vào là các nhà báo địa phương và trong hầu hết các trường hợp, không ai bị trừng phạt.
CPJ nói trong năm qua bốn trong số 28 nhà báo bị giết trong các cuộc giao tranh hay bị nhằm giết tại Syria là công dân Syria. 13 người khác, được gọi “nhà dân báo”, dùng máy ảnh hay điện thoại di động để ghi nhận hình ảnh về cuộc tranh chấp tại Syria cũng thiệt mạng.
Tại Somalia, ít nhất có 12 phóng viên bị giết. Tổ chức khủng bố Al-Shabab nhận trách nhiệm trong bốn trường hợp nhà báo bị giết. Có bảy phóng viên bị Taliban giết tại Pakistan.
Tuy nhiên, CPJ không xác nhận một cái chết nào có liên hệ đến nghề nghiệp trong số các phóng viên tại Iraq lần đầu tiên kể từ năm 2003. Từ năm 2003 đến 2008, có tất cả 151 nhà báo bị giết khi tường thuật về chiến tranh Iraq.
Một tổ chức về tự do báo chí có trụ sở tại Mỹ nói bạo động đang tiếp diễn tại Syria và những vụ giết hại có chủ ý trên toàn thế giới đã làm cho năm 2012 là một năm gây nhiều tử vong nhất đối với các nhà báo.
Nh.Thạch (Theo AFP)
-
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 16 luật, pháp lệnh mới được thông qua
-
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm
-
[VIDEO] Tổng Bí thư Tô Lâm: Chính quyền phải đổi mới tư duy, cách làm và tác phong phục vụ nhân dân
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Quản lý, quản trị đều phải tốt"
-
1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử