Sóc Sơn - Hà Nội:

185 giáo viên mầm non bị đẩy ra đường!

10:17 | 07/08/2015

2,109 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
 Đã gần 1 tháng kể từ ngày đột ngột bị hủy hợp đồng lao động, 185 giáo viên mầm non tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đang rất suy sụp.

Hàng trăm giáo viên mầm non TP HCM nghỉ việc

Hàng trăm giáo viên mầm non TP HCM nghỉ việc

Công việc quá tải, lương thấp không đủ trang trải cuộc sống, từ đầu năm học đến nay ngành giáo dục mầm non TP HCM đã có 442 giáo viên, cán bộ xin nghỉ việc. Sở Giáo dục đang đề nghị nâng mức thu bán trú tại các trường.

Thi lại cả “làng”

Vừa qua, Báo Năng lượng Mới có nhận được đơn phản ánh của đại diện 185 giáo viên mầm non dạy học tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội) về việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo đơn phản ánh thì 185 giáo viên này đều được nhận quyết định tuyển vào công tác tại các trường mầm non trong huyện của UBND huyện Sóc Sơn từ ngày 1/9/2012.

185 giáo viên mầm non bị đẩy ra đường!
Các giáo viên bị cắt hợp đồng lao động ở huyện Sóc Sơn, HN

Trong hợp đồng lao động mà các giáo viên ký với UBND huyện có điều khoản: “Các giáo viên phải tham gia một kỳ thi tuyển gần nhất tại đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng, nếu tham gia kỳ thi mà không đỗ hoặc không tham gia kỳ thi đó sẽ bị cắt hợp đồng”.

Điều đáng nói, năm học 2013-2014, huyện Sóc Sơn có tổ chức kỳ thi tuyển viên chức nhưng điều kiện đủ để tham dự cuộc thi này là chỉ những giáo viên có bằng tốt nghiệp loại khá, giỏi mới được tham gia dự thi. Trong số 185 giáo viên trong diện bị cắt hợp đồng đợt này, có giáo viên dự thi nhưng không đỗ, có giáo viên không dự thi kỳ thi tuyển viên chức kể trên.

Thế nhưng, tất cả 185 giáo viên vẫn tiếp tục được giữ lại làm công tác giảng dạy tại các trường mầm non trên địa bàn huyện.

Thực trạng này lại tái diễn qua kỳ thi công chức năm 2014-2015.

Đến ngày 31/12/2014, tất cả các giáo viên trên đều nhận được thông báo của Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn có nội dung: UBND huyện và phòng Nội vụ giao cho hiệu trưởng các trường ký thanh lý hợp đồng với các giáo viên đang làm hợp đồng, tiếp tục gia hạn đối với các giáo viên đó và ký thêm hợp đồng làm việc 6 tháng kể từ ngày 1/1/2015 đến hết ngày 30/6/2015.

Đến ngày 13/7/2015, tất cả các giáo viên mầm non diện hợp đồng trên và hiệu trưởng các trường mầm non trong huyện được mời đến hội trường UBND huyện nghe thông báo: Cắt toàn bộ hợp đồng đối với 185 giáo viên.

185 giáo viên mầm non bị đẩy ra đường!
Đơn kêu cứu của các giáo viên

Rơi vào ngõ cụt

Ngày 13/7/2015, UBND và Phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn đã gặp mặt với 28 hiệu trưởng cùng với 185 giáo viên bị chấm dứt hợp đồng. Giải thích về những sai phạm vẫn cho các trường ký hợp đồng với các giáo viên thi trượt công chức suốt nhiều năm qua, ông Lê Hữu Mạnh, Phó chủ tịch huyện Sóc Sơn cho hay: “Tôi vẫn lấy làm tiếc một việc, lẽ ra việc chấm dứt hợp đồng, phía UBND huyện phải làm cương quyết từ năm 2013, khi bắt đầu thi tuyển tất cả các hợp đồng. Sau khi thi xong không đỗ, chúng tôi sẽ quyết định cắt hợp đồng, nhưng ký lại hay không là do nhu cầu công việc”.

Theo tìm hiểu của phóng viên thì trong thời gian công tác tại các trường mầm non trong địa bàn huyện, nhiều giáo viên đã đạt thành tích cao trong giảng dạy. Có giáo viên tự trau dồi kinh nghiệm bằng cách vừa làm, vừa học vô cùng vất vả và tốn kém để nâng cao trình độ, củng cố thêm kiến thức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục. Thế nhưng, tất cả “đổ sông, đổ bể” chỉ bằng lời giải thích không thể thuyết phục là do “nhu cầu công việc” của các vị lãnh đạo.

Xin nhắc lại là hợp đồng mà UBND huyện Sóc Sơn ký với 185 cô giáo, có nhiều trường hợp bắt đầu làm việc từ ngày 1/9/2012. Nghĩa là sắp tới đây, nhiều giáo viên trong số 185 giáo viên đang bị đẩy ra đường kia sẽ đủ thâm niên 3 năm công tác. Mà theo Quyết định số 4210, giáo viên mầm non có kinh nghiệm giảng dạy tại các trường từ 3 năm trở lên sẽ được xét đặc cách để trở thành giáo viên biên chế. Vậy có hay không việc trốn tránh trách nhiệm từ phía cơ quan chức năng với các trường hợp giáo viên sắp được xét đặc cách tới đây?

Và trong khi 185 giáo viên đang rơi vào ngõ cụt, thì khi được hỏi ông Nguyễn Văn Xuất, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục huyện Sóc Sơn lại nói rằng: Công đoàn ngành không thể có tiếng nói gì bảo vệ giáo viên khi tất cả các cô ký hợp đồng với… nhà trường.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Trong khi các cô giáo đang bất an vì chưa biết mình sẽ đi đâu, về đâu thì cơ quan chức năng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Trước hết, theo quy định, hằng năm đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để tổ chức thực hiện tuyển dụng viên chức. Đồng thời, chỉ tiêu biên chế tuyển dụng phải căn cứ vào Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT- BGDĐT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập và vào nhu cầu thực tế giáo viên, việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển viên chức phải thực hiện theo đúng thủ tục trình tự luật định.

Vì vậy, việc UBND huyện Sóc Sơn giao cho hiệu trưởng các trường ký hợp đồng lao động ngoài biên chế đối với một số giáo viên các trường mầm non trên địa bàn huyện Sóc Sơn không thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển năm 2012 là không đúng với quy định của pháp luật tuyển dụng, xét tuyển viên chức.

Thứ hai, thực tế cho thấy, toàn bộ quá trình giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và chấm dứt hợp đồng các giáo viên đều phải thực hiện theo sự chỉ đạo UBND huyện Sóc Sơn. Hợp đồng lao động mà các giáo viên tham gia ký kết là thỏa thuận giữa một bên là giáo viên với một bên là trường mầm non chứ không phải là UBND huyện.

Câu hỏi đặt ra là: Vậy trường mầm non hay UBND huyện Sóc Sơn ai mới là chủ sử dụng lao động? Việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa nhà trường và giáo viên là không tự nguyện mà có sự chỉ đạo, ép buộc từ chính quyền huyện Sóc Sơn?

Đáng chú ý là có nhiều trường hợp giáo viên ký kết hợp đồng lao động với nhà trường là loại hợp đồng không xác định thời hạn. Tuy nhiên, có những hợp đồng chưa hết thời hạn đã bị thanh lý.

Xin lưu ý, tại khoản 3, Điều 22, Bộ luật Lao động quy định: Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên.

Như vậy, việc hiệu trưởng các trường mầm non ký hợp đồng lao động có thời hạn 6 tháng cho một công việc có tính chất thường xuyên như giáo viên.

Thêm nữa với quy định: “Các giáo viên phải tham gia một kỳ thi tuyển gần nhất tại đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng, nếu tham gia kỳ thi mà không đỗ hoặc không tham gia kỳ thi đó, sẽ bị cắt hợp đồng”, nhiều giáo viên cho rằng đây là một quy định vô lý, không phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bởi rất nhiều giáo viên sau khi ký hợp đồng vào làm việc mới biết quy định này. Mặt khác, trong các đợt thi tuyển viên chức, tiêu chuẩn để tham gia thi tuyển thường rất cao chỉ với những đối tượng tốt nghiệp loại khá, loại giỏi mới được tham gia thi tuyển nên thật khó cho các giáo viên hợp đồng đủ điều kiện để tham gia dự tuyển. Trong khi đó, đa phần giáo viên giáo viên mầm non bị cắt hợp đồng lao động như hiện nay sau một thời gian dài công tác cống hiến cho sự nghiệp giáo dục huyện nhà.

Thực tế, việc 185 giáo viên bị cắt hợp đồng được lý giải là thực hiện Công văn số 5686/UBND-NC ngày 31/7/2014 của UBND TP Hà Nội về việc chấn chỉnh công tác quản lý biên chế, tiền lương cán bộ công chức các sở, ban, ngành. TP Hà Nội yêu cầu các quận, huyện tránh sử dụng diện hợp đồng lao động thay thế cho các công chức, viên chức. Thế nhưng, với quá nhiều bất cập trong cách xử lý vụ việc của UBND huyện Sóc Sơn như đã nêu ở trên khiến các giáo viên bất bình cũng là điều dễ hiểu!

Liên quan đến việc 185 giáo viên mầm non bị cắt hợp đồng sau 34 tháng làm việc, ngày 3/8/2015, UBND TP Hà Nội đã có văn bản gửi Sở Nội vụ cùng UBND huyện Sóc Sơn. Văn bản có nêu chỉ đạo của ông Lê Hồng Sơn - Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Nội vụ cùng UBND huyện Sóc Sơn kiểm tra, xử lý sự việc.

Huyền Anh

Năng lượng Mới 446

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

Phát hiện thêm 22 hang động mới ở Quảng Bình

(PetroTimes) - Đợt khảo sát tháng 3/2024, đoàn thám hiểm hang động Anh - Việt đã ghi nhận thêm 22 hang động mới và 3 hang động khảo sát bổ sung với tổng chiều dài 3.550m.