Tư duy mới trong tiếp nhận nguồn vốn FDI

09:00 | 30/06/2018

305 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã có chương trình làm việc tại một số nước châu Âu để xúc tiến hoạt động thương mại và đầu tư nhằm chủ động tiếp cận vốn FDI.

Động thái này của người đứng đầu TP. Hà Nội được thực hiện sau khi Hội nghị “Hà Nội 2018- Hợp tác Đầu tư và Phát triển” kết thúc thành công với gần 20 tỷ USD vào Hà Nội chỉ trong một ngày.

tu duy moi trong tiep nhan nguon von fdi
Trong 6 tháng đầu 2018, với tổng số vốn FDI thu hút 5,915 tỷ USD, Hà Nội tạm vượt lên đứng thứ nhất cả nước năm 2018. (Công ty Hoya Việt Nam, một doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Khu công nghiệp Thăng Long, Hà Nộ

Kinh nghiệm từ Hà Nội

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, Hà Nội rất coi trọng các nguồn đầu tư vào các dự án công nghệ cao trong lĩnh vực môi trường, hạ tầng giao thông và xây dựng thành phố thông minh.

Trong chuyến công tác tại châu Âu vừa qua, đoàn công tác của Chủ tịch UBND đã làm việc với Tập đoàn Dassault Systemes về thiết kế xây dựng nền tảng 3D Experience mô phỏng quy hoạch tổng thể không gian đô thị và ứng dụng cho nhiều lĩnh vực khác; ký kết thành công các bản ghi nhớ hợp tác về dự án xử lý bùn giữa Liên danh CTCP Nước AquaOne và Cty Aone Deutschland AG, cùng Cty Tilia của Đức, trị giá 200 triệu USD. Ngoài ra, nguồn vốn từ các doanh nghiệp Trung Quốc cũng được Hà Nội tận dụng nhằm góp phần đưa du lịch Hà Nội thành ngành kinh tế mũi nhọn..

Hành động từ chính quyền địa phương

Theo các chuyên gia, đây là một bước đi sáng tạo của Hà Nội và là gợi ý tốt cho các tỉnh thành khác để tránh tình trạng nguồn vốn nhiều nhưng không được phân bổ hợp lý, lãng phí. Nếu như trước đây, các dự án đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, giao thông chiếm ưu thế, thì hiện nay môi trường, công nghệ và xây dựng đô thị thông minh đang được các tỉnh, thành chú trọng.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, chính phủ cần định hướng tới việc bớt phụ thuộc vào FDI, đồng thời nâng cao năng lực của doanh nghiệp nội địa. Bên cạnh đó, việc hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực mới có thể được tận dụng như một cú hích để các doanh nghiệp nội địa tham gia vào cuộc chơi. Nhưng về lâu dài, chính phủ cần có chính sách kết nối giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI bằng các ưu đãi thích hợp; đồng thời đưa ra cơ chế ràng buộc trong các thương vụ M&A để các doanh nghiệp nội có thể tiếp cận được với công nghệ từ các tập đoàn nước ngoài.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

tu duy moi trong tiep nhan nguon von fdi

Đầu tư FDI tại Việt Nam: Vì sao Nhật Bản soán được "ngôi vương"?

Theo đó, 6 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đăng ký từ Nhật Bản vào Việt Nam đạt 6,47 tỉ USD, chiếm 31,8% tổng vốn FDI “chảy” vào Việt Nam.

tu duy moi trong tiep nhan nguon von fdi

30 năm thu hút FDI: "Chủ yếu là lắp ráp"

Đến nay, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chủ yếu là lắp ráp, tỉ lệ nội địa hóa thấp, giá trị tạo ra tại Việt Nam chưa cao.

tu duy moi trong tiep nhan nguon von fdi

Chuyển giao công nghệ: FDI chơi riêng, chỉ doanh nghiệp Việt "thương lấy nhau"

Tại Hội nghị về chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp 100% vốn ngoại (FDI) với doanh nghiệp Việt Nam vừa được tổ chức tại Hà Nội, nhiều chuyên gia đã chỉ ra mặt trái của kỳ vọng chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.