Thay đổi tình trạng làm trang trại công nghệ cao
Theo đánh giá chung, tại Việt Nam hiện nay, phần lớn giới đầu tư chưa tiếp cận trọn vẹn quy trình xây dựng trang trại chuyên nghiệp. Thay vào đó, vẫn còn là quá trình lắp ghép theo cảm tính và đầu tư khá chủ quan.
Định hướng làm nông nghiệp công nghệ cao, song kinh nghiệm và cơ hội tiếp cận của giới đầu tư trang trại chưa nhiều, nên nông nghiệp công nghệ cao thường bị hiểu đơn thuần là cố gắng mua sắm trang thiết bị, máy móc, nông cụ thật hiện đại, đắt giá. Mặt khác, nếu chỉ nỗ lực tìm giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi tốt cũng chưa đủ nếu không có một mô hình chuồng trại ổn định, hiệu quả và bền vững.
Thiếu tính toán tổng thể về giải pháp và đầu tư đồng bộ về vật liệu chính là lực cản lớn nhất cho quá trình hiện đại hoá và phát triển bền vững của các trang trại. Không chỉ không đạt được mục tiêu về hiệu suất, không ứng dụng được công nghệ cao, mà còn phải tốn rất nhiều chi phí bảo trì, sửa chữa, làm mới chuồng trại liên tục. Thay vì trung bình 20 năm, tuổi thọ của hầu hết trang trại tại Việt Nam chỉ đạt 2 – 3 năm.
Cách thức trên vẫn được xem là cách tiếp cận cũ, dễ dẫn đến hao tốn tiền bạc nhưng không tạo ra hiệu suất mới, bởi về bản chất, các trang trại kiểu này sẽ vẫn còn những nhược điểm cố hữu của kiểu làm nông nghiệp trước đây.
![]() |
Công nghệ nuôi tôm trong nhà màng của Tập đoàn Việt - Úc |
Nhược điểm đầu tiên của trang trại kiểu cũ là không có tính toán tổng thể và thiết kế đồng bộ, nghĩ đến đâu làm đến đó hoặc những tính toán không trên cơ sở khoa học nông nghiệp lẫn đầu tư kinh tế. Hệ quả là chuồng trại bất hợp lý cho nhu cầu phát triển của vật nuôi hoặc cây trồng, không đáp ứng được nguyên tắc thoát khí, thoáng nhiệt, vệ sinh, an toàn…, dẫn đến không thể đạt hiệu quả cả về số lượng lẫn chất lượng nông phẩm.
Mặt khác, chuồng trại bất hợp lý sẽ phải tốn nhiều nhân công, thất thoát năng lượng, nguyên liệu… Đặc biệt, không thể kiểm soát thấu đáo nên chuồng trại kiểu cũ còn là môi trường dễ phát sinh dịch bệnh và khó để ứng phó hiệu quả.
Ngoài ra, quy hoạch và thiết kế thiếu hợp lý cũng sẽ khiến chuồng trại kiểu cũ rất bất lợi khi ứng dụng trang thiết bị và công nghệ hiện đại dù có tốn tiền mua những sản phẩm tối tân.
Nhược điểm đáng quan tâm nữa là tính ổn định, khả năng chống chọi với khí thải, chất thải trong môi trường canh tác và thử thách, biến động của môi trường tự nhiên. Vì sử dụng vật liệu không được tính toán với cơ sở khoa học nông nghiệp, không đồng bộ và chắp vá nên đa số trang trại cũ đều bị xuống cấp, hư hao rất nhanh.
Chuồng trại công nghệ cao cần dựa trên khoa học nông nghiệp hiện đại, có khả năng tạo nên môi trường lý tưởng, an toàn cho vật nuôi - cây trồng, giúp tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu, giúp ổn định. Vì vậy, gần đây, tại Việt Nam mới bắt đầu có sự hiện diện của một số đơn vị chuyên nghiệp về giải pháp chuồng trại công nghệ cao như Lysaght Agrished, bền vững trước thách thức của thời tiết và sự khắc nghiệt của thiên nhiên…
Để có thể đưa ra các giải pháp và vật liệu phù hợp nhất với môi trường sản xuất nông nghiệp Việt Nam, ngoài thế mạnh về kỹ thuật và công nghệ, Lysaght Agrished cũng đầu tư nghiêm túc để nghiên cứu chuyên sâu những đặc trưng của địa phương.
![]() |
Nhà màng nuôi tôm công nghệ cao do Lysaght Agrished thực hiện |
Ông Phùng Quốc Điền, Tổng giám đốc của Công ty NS BlueScope Lysaght - nhãn hiệu Lysaght Agrished, cho biết 4 ưu điểm quan trọng nhất mà chuồng trại công nghệ cao của Lysaght Agrished mang đến là hạn chế nguy cơ dịch bệnh, loại trừ nguy cơ tốc mái - ngã đổ, giảm thiểu chi phí vận hành - bảo trì, nâng cao chất lượng và năng suất nuôi trồng.
Vì vậy, tiếp cận ngay từ đầu với những đơn vị chuyên nghiệp như Lysaght Agrished, các nhà đầu tư trang trại có thể rút ngắn quá trình tìm kiếm, học hỏi, hạn chế thất thoát hoặc những nguy cơ đầu tư sai lầm, để từ đó, có được hiệu suất đầu tư cho nông nghiệp cao hơn, bền vững hơn.
Nguyên Phương
-
Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh
-
Tiêu thụ vàng của Trung Quốc giảm gần 6% trong quý I/2025
-
Liên minh Trung Quốc - EU bù đắp khoảng trống của Mỹ trong cuộc chiến về khí hậu
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 29/4: Ấn Độ mua lượng kỷ lục dầu pha trộn ESPO của Nga
-
Tin tức kinh tế ngày 28/4: Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 4/2025 tăng 16,5%