Tháo gỡ rào cản để doanh nghiệp phát triển

09:58 | 08/01/2018

498 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2017 (VBF 2017), đại diện các hội, hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước cho rằng, mặc dù môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam trong năm 2017 tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ nhưng vẫn còn nhiều rào cản về thủ tục hành chính, thực thi chính sách… cần tháo gỡ. Phóng viên Báo Năng lượng Mới lược ghi một số ý kiến xung quanh vấn đề này.
thao go rao can de doanh nghiep phat trien

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc:

“Niềm tin, sự hứng khởi và tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đang lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Số DN thành lập mới năm 2017 đạt mức kỷ lục, trên 120 nghìn, với số vốn đăng ký mới và bổ sung trên 3 triệu tỉ đồng, đồng thời có trên 25 nghìn DN hoạt động trở lại. Vốn FDI đăng ký năm 2017 đạt kỷ lục, trên 35 tỉ USD, tăng 30% so với năm 2016; số vốn thực hiện đạt 17,5 tỉ USD, cao nhất trong 10 năm qua.

Mỗi đồng vốn đầu tư vào nền kinh tế không chỉ đem lại lợi ích cho DN, nhà đầu tư mà cũng chính là lá phiếu ủng hộ đối với Chính phủ, các cấp, các ngành trong nỗ lực cải cách, xây dựng hệ thống hành chính kiến tạo, phục vụ và là nguồn động viên để Chính phủ và cộng đồng DN chung tay cùng phát triển trong ngôi nhà chung Việt Nam”.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc: Chặng đường cải cách còn rất gian nan

thao go rao can de doanh nghiep phat trien

Có thể nói, môi trường kinh doanh của Việt Nam kể từ đầu nhiệm kỳ mới của Chính phủ, đặc biệt là trong năm 2017 đã có những tiến bộ vượt bậc. Trên cơ sở các nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, Chính phủ đã có Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 và nhiều chương trình hành động khác thúc đẩy phát triển doanh nghiệp (DN), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó đã đề ra các mục tiêu không thanh tra, kiểm tra chồng chéo, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự, thực hiện Chính phủ điện tử, cắt giảm tối thiểu 30-50% các điều kiện, thủ tục hành chính…

Sự cải thiện thứ hạng của Việt Nam trong các bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới và việc người dân và DN hăng hái đầu tư phát triển DN, đưa số DN thành lập mới năm nay vượt ngưỡng 120.000 DN là những minh chứng cho điều đó.

Các doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn còn “lép vế” so với các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về quy mô nhưng lại phải chịu nhiều thiệt thòi trong tiếp cận đất đai, tín dụng…

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực và sức nóng của công cuộc cải cách đang được lan tỏa, nhưng DN Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và chặng đường cải cách môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn rất gian nan. Gần 60% DN vẫn đang kinh doanh không có lãi. Trong 11 tháng đầu năm 2017 vẫn có tới 65.000 DN buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động. Nhiều loại chi phí kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn cao và đang có xu hướng gia tăng. Thủ tục kiểm tra chuyên ngành, thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vẫn còn phức tạp, chưa được cắt giảm như mong muốn. Các DN tư nhân trong nước vẫn còn “lép vế” so với các DN nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về quy mô nhưng lại phải chịu nhiều thiệt thòi trong tiếp cận đất đai, tín dụng cũng như lãi suất hợp lý… Và dù Việt Nam là quốc gia có quy mô xuất nhập khẩu lớn nhưng chi phí logistic của Việt Nam lại cao và kém cạnh tranh so với nhiều nước.

Từ thực trạng đó, chúng tôi đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh hơn nữa tốc độ cải cách, cụ thể là cắt giảm mạnh hơn nữa, minh bạch hơn nữa các thủ tục hành chính. Các nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và phát triển kinh tế tư nhân của Đảng cần được Chính phủ cụ thể hóa thông qua các chỉ tiêu định lượng, đồng thời có sự ràng buộc trách nhiệm đối với các cấp chính quyền và người đứng đầu trong khâu thực hiện.

Chúng tôi đề nghị Chính phủ nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy sự gắn kết giữa DN có vốn đầu tư nước ngoài với các DN trong nước trên các lĩnh vực: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp phụ trợ, hình thành chuỗi giá trị…., tạo môi trường để các DN nội và các DN ngoại trở thành các đối tác “cộng sinh” cùng có lợi trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần tạo ra các động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ và thực hiện quốc tế hóa các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa, những chủ nhân đầy năng động của nền kinh tế số. Đó là một định hướng chính sách quan trọng bậc nhất của các nền kinh tế, trong đó có Việt Nam…

Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Tomaso Andreatta: Ba thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam

thao go rao can de doanh nghiep phat trien

Việt Nam đã bắt đầu một chiến dịch nghiêm túc để cắt giảm chi phí kinh doanh cho DN bằng cách cùng lúc tiếp cận nhiều đối tượng, bao gồm khối DN, chuyên gia và khối Nhà nước. Khi thành công, chính sách này sẽ làm giảm chi phí không cần thiết, làm cho các sản phẩm nội địa trở nên cạnh tranh hơn và đời sống của người dân được cải thiện tốt hơn.

Có 3 thách thức quan trọng với DN: Tham nhũng của nhân viên làm việc trong cơ quan Nhà nước, chủ nghĩa bảo hộ và tính thiếu liên kết trong các quy định pháp luật.

Trước tiên, chúng tôi kêu gọi Chính phủ nỗ lực giảm cơ hội tham nhũng, xử lý các trường hợp tham nhũng. Đối với cấp thấp, đòn bẩy chính là trả lương xứng đáng, hướng nhân viên đến niềm tự hào được phục vụ cho chính quyền và người dân xung quanh. Trong khi ở cấp cao hơn, vấn đề nan giải phát sinh từ tính thiếu minh bạch, sự phụ thuộc quá nhiều vào các thủ tục cấp giấy phép, chứng nhận, cơ chế xin - cho và sự diễn giải quy định chủ quan cao của những người có vị trí quyết định.

Cần giảm thiểu các yêu cầu chồng chéo hoặc mâu thuẫn của các đơn vị hành chính, gây lãng phí tài chính, khiến cho các DN phải chuẩn bị các tài liệu không cần thiết.

Do hệ quả của chủ nghĩa bảo hộ, các công ty địa phương và chính quyền địa phương phải trả nhiều hơn hoặc không thể có được hàng hóa chất lượng hơn, an toàn, đáng tin cậy hơn và không được trang bị đủ kiến thức, đào tạo, cập nhật thêm để cung cấp dịch vụ.

Cuối cùng, cần giảm thiểu các yêu cầu chồng chéo hoặc mâu thuẫn của các đơn vị hành chính, gây lãng phí tài chính, khiến cho DN phải chuẩn bị những tài liệu không cần thiết. Một ví dụ là chứng nhận an toàn thực phẩm. Mặc dù có quy định mới về tiêu chuẩn để có được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nhưng vẫn có kẽ hở để lạm dụng các quy định có cách giải thích khác nhau. Chúng tôi đề xuất các thông báo của nhà sản xuất cho các cơ quan chức năng về sản phẩm mới cần phải được ghi rõ ràng và dễ tiếp cận hơn với công chúng.

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) Ryu Hang Ha: Cần cải cách các quy định bất hợp lý

thao go rao can de doanh nghiep phat trien

Thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự xuất hiện liên tục của nhiều ngành công nghiệp mới đã bắt đầu. Cải cách nhằm tăng năng suất lao động đang là xu thế không thể tránh khỏi trên toàn thế giới.

Trên cơ sở đó, Chính phủ Việt Nam cần đặt sự phát triển, đổi mới làm chiến lược kinh tế trọng tâm và hỗ trợ trên phạm vi quốc gia. Đặc biệt, tăng năng suất lao động thông qua đổi mới doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngành dịch vụ là quan trọng hơn bao giờ hết. Để làm được điều này, cần sửa đổi một số luật liên quan và hỗ trợ nhiều hơn về mặt ngân sách để cải cách cơ cấu ngành công nghiệp.

Chính phủ cần mở rộng ngân sách nghiên cứu và phát triển dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp.

Chính phủ cần mở rộng ngân sách nghiên cứu và phát triển dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp. Đồng thời cần coi trọng lĩnh vực công nghiệp và giáo dục. Để đổi mới nền công nghiệp, các DN lớn và các DN nước ngoài phải phối hợp hoạt động. Các DN đi đầu cần tích cực nâng cấp các công nghiệp mới, tăng cường đầu tư nghiên cứu và phát triển về công nghệ mới, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghệ mới.

Quan trọng hơn cả, Chính phủ cần cải cách các quy định bất hợp lý gây cản trở đầu tư và gia tăng gánh nặng quá mức cho DN. Cần giải quyết nhanh chóng những vướng mắc trong thực tế để hoạt động sản xuất được diễn ra nhanh chóng và trôi chảy hơn, đồng thời tối thiểu hóa việc ban hành quá nhiều các quy định về môi trường gây giảm năng lực cạnh tranh công nghiệp.

thao go rao can de doanh nghiep phat trien

Trưởng nhóm Công tác Nguồn nhân lực VBF 2017 Colin Blackwell:

“Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển từ phát triển theo bề rộng sang chiều sâu. Vấn đề cốt lõi của quá trình chuyển đổi là nâng cao năng suất lao động. Tăng năng suất lao động trong lĩnh vực sản xuất hiện đang diễn ra chậm chạp, kìm hãm khả năng đất nước đạt được các mục tiêu kinh tế tổng thể năm 2020. Để khắc phục điều này, năng suất lao động phải được cải thiện và các công ty có trách nhiệm hỗ trợ để hiện thực hóa mục tiêu đó. Khi quá trình tăng năng suất lao động diễn ra thành công, các bên liên quan đều được hưởng lợi, không chỉ người lao động, doanh nghiệp mà cả đất nước.

Người lao động tại Việt Nam có văn hóa làm việc chăm chỉ, hợp tác và tận tụy. Kinh nghiệm đã chứng minh rằng các chính sách nhân sự khuyến khích sự hợp tác và tạo động lực là rất hiệu quả tại Việt Nam”.

Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) Hiroshi Karashima

thao go rao can de doanh nghiep phat trien

"Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá cao Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc tích cực thực hiện nhanh gọn và đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như sự hiểu biết không đầy đủ của cán bộ phụ trách, trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành chưa chặt chẽ, cách giải thích về quy định pháp luật chưa rõ ràng, nên đối với nhiều doanh nghiệp nước ngoài, việc thực thi pháp luật và vận hành hệ thống còn làm mất nhiều thời gian và chi phí. JCCI hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ đưa ra những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa để giải quyết vấn đề này”.

thao go rao can de doanh nghiep phat trien

Chủ tịch Hiệp hội DN Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) Natasha Ansell

“Phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao sẽ rất tốn kém và cần sự tham gia nhiều hơn nữa của khu vực tư nhân. Đầu tư tư nhân thường phụ thuộc vào sự bảo đảm của Chính phủ, vì thế phụ thuộc vào tính cân đối vững chắc về tài chính của Chính phủ.

Điều này đòi hỏi DN Nhà nước phải tiếp tục thoái vốn, từ đó không chỉ giúp ngân sách có thêm lượng tiền mặt mà còn cho phép khối DN tư nhân phát triển, kích thích thị trường vốn và giảm tham nhũng, vì những công ty thoái vốn Nhà nước này sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào quyền lực thị trường và sự giám sát độc lập của cổ đông. Thêm vào đó, việc thoái vốn sẽ góp phần tạo ra sân chơi ở cấp độ mới cho tất cả mọi người”.

Thanh Ngọc

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 99,100 ▼300K 101,800 ▼300K
AVPL/SJC HCM 99,100 ▼300K 101,800 ▼300K
AVPL/SJC ĐN 99,100 ▼300K 101,800 ▼300K
Nguyên liệu 9999 - HN 98,500 ▼900K 10,050 ▼70K
Nguyên liệu 999 - HN 98,400 ▼900K 10,040 ▼70K
Cập nhật: 02/04/2025 16:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 99.100 ▼300K 101.800 ▼300K
TPHCM - SJC 99.100 ▼300K 101.800 ▼300K
Hà Nội - PNJ 99.100 ▼300K 101.800 ▼300K
Hà Nội - SJC 99.100 ▼300K 101.800 ▼300K
Đà Nẵng - PNJ 99.100 ▼300K 101.800 ▼300K
Đà Nẵng - SJC 99.100 ▼300K 101.800 ▼300K
Miền Tây - PNJ 99.100 ▼300K 101.800 ▼300K
Miền Tây - SJC 99.100 ▼300K 101.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - PNJ 99.100 ▼300K 101.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - SJC 99.100 ▼300K 101.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 99.100 ▼300K
Giá vàng nữ trang - SJC 99.100 ▼300K 101.800 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 99.100 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 99.100 ▼300K 101.600 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 99.000 ▼300K 101.500 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 98.180 ▼300K 100.680 ▼300K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 90.670 ▼270K 93.170 ▼270K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 73.850 ▼230K 76.350 ▼230K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 66.740 ▼200K 69.240 ▼200K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 63.690 ▼200K 66.190 ▼200K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 59.630 ▼180K 62.130 ▼180K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 57.090 ▼170K 59.590 ▼170K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 39.920 ▼120K 42.420 ▼120K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.750 ▼110K 38.250 ▼110K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 31.180 ▼100K 33.680 ▼100K
Cập nhật: 02/04/2025 16:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 9,750 ▼100K 10,150 ▼50K
Trang sức 99.9 9,740 ▼100K 10,140 ▼50K
NL 99.99 9,750 ▼100K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 9,750 ▼110K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 9,880 ▼80K 10,160 ▼50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 9,880 ▼80K 10,160 ▼50K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 9,880 ▼80K 10,160 ▼50K
Miếng SJC Thái Bình 9,910 ▼40K 10,180 ▼30K
Miếng SJC Nghệ An 9,910 ▼40K 10,180 ▼30K
Miếng SJC Hà Nội 9,910 ▼40K 10,180 ▼30K
Cập nhật: 02/04/2025 16:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 15622 15887 16515
CAD 17399 17672 18288
CHF 28368 28735 29379
CNY 0 3358 3600
EUR 27057 27318 28345
GBP 32319 32702 33638
HKD 0 3165 3367
JPY 164 168 174
KRW 0 0 19
NZD 0 14372 14963
SGD 18545 18822 19348
THB 666 729 782
USD (1,2) 25386 0 0
USD (5,10,20) 25422 0 0
USD (50,100) 25450 25483 25825
Cập nhật: 02/04/2025 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,470 25,470 25,830
USD(1-2-5) 24,451 - -
USD(10-20) 24,451 - -
GBP 32,695 32,770 33,661
HKD 3,241 3,247 3,346
CHF 28,623 28,652 29,457
JPY 167.8 168.07 175.6
THB 690.58 724.95 775.3
AUD 15,960 15,984 16,414
CAD 17,719 17,743 18,228
SGD 18,742 18,820 19,415
SEK - 2,520 2,608
LAK - 0.9 1.26
DKK - 3,647 3,773
NOK - 2,413 2,497
CNY - 3,491 3,586
RUB - - -
NZD 14,411 14,501 14,928
KRW 15.33 16.94 18.19
EUR 27,227 27,271 28,436
TWD 697.85 - 844.29
MYR 5,380.79 - 6,074.82
SAR - 6,722.24 7,076.87
KWD - 80,942 86,107
XAU - - 102,100
Cập nhật: 02/04/2025 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,440 25,460 25,800
EUR 27,105 27,214 28,326
GBP 32,475 32,605 33,567
HKD 3,228 3,241 3,348
CHF 28,443 28,557 29,454
JPY 166.98 167.65 174.83
AUD 15,758 15,821 16,342
SGD 18,715 18,790 19,327
THB 729 732 764
CAD 17,589 17,660 18,173
NZD 14,368 14,870
KRW 16.67 18.37
Cập nhật: 02/04/2025 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25470 25470 25830
AUD 15817 15917 16480
CAD 17581 17681 18235
CHF 28593 28623 29509
CNY 0 3492.9 0
CZK 0 1058 0
DKK 0 3700 0
EUR 27229 27329 28201
GBP 32622 32672 33782
HKD 0 3295 0
JPY 168.01 168.51 175.06
KHR 0 6.032 0
KRW 0 16.9 0
LAK 0 1.141 0
MYR 0 5920 0
NOK 0 2432 0
NZD 0 14492 0
PHP 0 420 0
SEK 0 2542 0
SGD 18705 18835 19565
THB 0 695.4 0
TWD 0 765 0
XAU 9870000 9870000 10100000
XBJ 8800000 8800000 10100000
Cập nhật: 02/04/2025 16:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,470 25,520 25,750
USD20 25,470 25,520 25,750
USD1 25,470 25,520 25,750
AUD 15,848 15,998 17,060
EUR 27,389 27,539 28,707
CAD 17,536 17,636 18,945
SGD 18,787 18,937 19,551
JPY 168.1 169.6 174.18
GBP 32,745 32,895 33,800
XAU 9,938,000 0 10,212,000
CNY 0 3,378 0
THB 0 731 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 02/04/2025 16:00