Xin ý kiến Quốc hội về dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam
![]() |
![]() |
![]() |
Cụ thể, sau phiên thảo luận tại hội trường, vào cuối buổi chiều 2/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức một phiên họp để lấy ý kiến về một số nội dung, trong đó có việc xem xét báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tại phiên họp này, đa số các ý kiến tán thành việc đưa dự án cao tốc Bắc - Nam vào kỳ họp để xin ý kiến Quốc hội. Sau đó, Đoàn thư ký của Quốc hội sẽ sắp xếp lịch để đưa vào chương trình nghị sự, xin ý kiến bước đầu của Quốc hội.
Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam có chiều dài khoảng 1.372km, đi qua 16 tỉnh, thành phố: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai.
Dự án có điểm đầu tại nút giao Cao Bồ thuộc địa phận huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, điểm cuối tại nút giao Dầu Giây thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Theo tính toán sơ bộ, tổng mức đầu tư toàn dự án khoảng 312.435 tỷ đồng, Giai đoạn 1 (2017 - 2025) khoảng 243.312 tỷ đồng và giai đoạn 2 (sau năm 2025) khoảng 69.123 tỷ đồng.
Xuân Hinh (tổng hợp)
-
Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí
-
Quốc hội xem xét rút ngắn nhiệm kỳ, ấn định ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, tránh chồng chéo trong lập quy hoạch
-
Tạo hành lang pháp lý, cơ chế ưu đãi thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số
-
Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí
-
Quốc hội xem xét rút ngắn nhiệm kỳ, ấn định ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
-
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới
-
Việt Nam luôn tri ân sự giúp đỡ chí tình của các chuyên gia Liên Xô và Nga