Vai trò của lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững
Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Huy Ngọc - Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương tại TP HCM; nhà báo Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT); cùng lãnh đạo các cơ quan báo đài trung ương và địa phương, trong đó, nhà báo Phạm Thuận Thiên - Tổng Biên tập Tạp chí Năng lượng Mới/PetroTimes tham dự phiên thảo luận.
Hội thảo chuyên đề bao gồm hai phiên. Trong phiên thứ nhất, các đại biểu tập trung thảo luận về chủ đề: “Nền kinh tế carbon thấp và sự chuyển đổi của Việt Nam” với các diễn giả đến từ Viện Chiến lược Chính sách (Bộ TN&MT) và chuyên gia xây dựng nhà máy xanh từ Tập đoàn TH.
Các đại biểu tham dự Hội thảo |
Nhà báo Phạm Thuận Thiên - Tổng Biên tập Tạp chí Năng lượng Mới/PetroTimes tham dự phiên thảo luận |
Phiên thứ hai là tọa đàm “Vai trò của lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững” với sự tham gia của các diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực phát triển bền vững.
Tại sự kiện, PGS. TS Nguyễn Đình Thọ đã trình bày chủ đề “Net Zero Carbon và sự chuyển đổi của Việt Nam”.
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ chia sẻ tại hội thảo. |
Ông Thọ nhấn mạnh: Việt Nam đã cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và điều chỉnh chiến lược, chính sách để phù hợp với cam kết phát thải ròng bằng 0; Việt Nam nằm trong số 5 quốc gia tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đạt mục tiêu Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) về biến đổi khí hậu.
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cũng đưa ra một số thông tin các đối tác thương mại lớn của Việt Nam trong việc ban hành chính sách giảm phát thải để thực hiện các cam kết về mục tiêu khí hậu. Liên minh Châu Âu (EU) đã triển khai Cơ chế thương mại phát thải (ETS) với mục tiêu giảm 55% lượng phát thải so với năm 1990 vào năm 2030 và mở rộng khung chính sách carbon vào năm 2040, hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cho rằng 2 yếu tố quan trọng mà Việt Nam cần chú trọng cho mục tiêu Net Zero là nhân lực xanh và hạ tầng xanh. Ông cũng chỉ ra rằng Việt Nam cần tập trung giải quyết vấn đề huy động nguồn vốn đủ lớn để đào tạo nguồn nhân lực xanh và triển khai các dự án hạ tầng xanh trên quy mô toàn quốc.
Theo chuyên gia của Bộ TN&MT, Chính phủ cần xây dựng danh mục phân loại xanh, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khung pháp lý và tạo điều kiện cho sự phát triển của thị trường tài chính xanh, bao gồm việc phát triển hạ tầng tài chính kỹ thuật số, hệ thống giám sát và đánh giá môi trường, nhằm nâng cao sự minh bạch và trách nhiệm xã hội trong việc sử dụng tài chính khí hậu.
Các đại biểu trao đổi tại hội thảo. |
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ cho biết, chiến lược phát triển cơ chế tài chính và thị trường carbon sẽ khuyến khích chuyển dịch đầu tư vào các hoạt động kinh tế phát thải thấp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân tham gia tích cực vào công cuộc bảo vệ khí hậu.
Ông Arghya Mandal trình bày tại hội thảo. |
Ông Arghya Mandal, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần sữa TH, cho biết để đạt được mục tiêu Net Zero Carbon với nền kinh tế phát thải thấp, phát triển bền vững thì hoạt động của các doanh nghiệp và nhà sản xuất đóng vai trò quan trọng, trong việc phát triển nhà máy xanh và thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất (EPR).
Trao đổi về kinh nghiệm mà áp lực doanh nghiệp đang gặp phải, ông Arghya Mandal cho hay những quy định phát triển xanh là bắt buộc từ Chính phủ cũng như lãnh đạo Công ty Cổ phần TH để áp dụng công nghệ đầu tư mang lại hiệu quả cao, giảm thiếu ô nhiễm, rác thải.
Nhà báo Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ tại hội thảo. |
Theo nhà báo Trần Trọng Dũng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, báo chí là công cụ truyền thông hiệu quả và kịp thời nhất, thông qua các hoạt động nhằm nắm bắt được nhu cầu của doanh nghiệp về phát triển bền vững đang hướng tới để đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tự thân chuyển đổi xanh, phát triển bền vững là nguồn cảm hứng cho cơ quan báo chí, khơi gợi trách nhiệm xã hội vốn là sứ mệnh của báo chí, từ đó giúp truyền tải thông điệp truyền thông có ý nghĩa đến với độc giả và xã hội.
Bà Trần Ngọc Ánh - Giám đốc Ngoại vụ cấp cao của công ty Heineken Việt Nam, chia sẻ với các đại biểu về việc sử dụng năng lượng tái tạo và áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn; đây là chiến lược để công ty hiện thực hóa mục tiêu giảm phát thải về 0 vào năm 2030.
Bà Trần Ngọc Ánh, Giám đốc Ngoại vụ cấp cao của công ty Heineken Việt Nam chia sẻ về việc sử dụng năng lượng tái tạo và áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. |
Theo bà Ánh, toàn bộ các nhà máy của Heineken Việt Nam áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn "tái sử dụng - chia sẻ - sửa chữa", không còn rác thải chôn lấp từ năm 2021, sớm hơn 4 năm so với dự kiến ban đầu.
Bà Ánh cũng cho biết hoạt động phát triển bền vững không thể tạo ra tác động mạnh mẽ khi doanh nghiệp thực hiện một mình. Vì vậy, tất cả các doanh nghiệp cần sự chung tay đồng hành của các bên. Và các cơ quan báo chí giúp kết nối, chia sẻ các thông lệ tốt, các giải pháp đổi mới sáng tạo từ các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ.
Trước đó, ngày 30/10, Báo Tài nguyên & Môi trường và Green Media Hub đã tổ chức buổi tham quan và trải nghiệm thực tế về mô hình kinh tế tuần hoàn cho Lãnh đạo các cơ quan báo chí tại nhà máy của Heineken Việt Nam tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Với diện tích 40 ha trong Khu công nghiệp Mỹ Xuân A, thị xã Phú Mỹ, đây là nhà máy bia lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á; công suất nhà máy mỗi năm tới 11 triệu hectolit (1 hectolit = 100 lit).
Tối 30/10, Green Media Hub đã tổ chức giao lưu giữa lãnh đạo các cơ quan báo chí và doanh nghiệp phát triển bền vững, đồng thời cập nhật giải Báo chí Phát triển Xanh nhằm đẩy mạnh truyền thông cho giải.
Ông Lê Xuân Trung - Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, Phó Chủ nhiệm CLB, cho biết: Giải thưởng của giải Báo chí Phát triển Xanh có quy mô khá lớn với tổng giải thưởng lên đến gần 1 tỷ đồng nhằm khuyến khích nhiều tác phẩm có chất lượng.
Hồng Thắm
-
"Ai dám đầu tư vào điện nếu cơ chế giá không thay đổi?"
-
Khai thác sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn quốc tế: Giải pháp và định hướng phát triển
-
Tìm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm cây ăn quả các tỉnh phía Bắc
-
Diễn đàn “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
-
Tăng trưởng xanh - Điều kiện tiên quyết để xúc tiến xuất khẩu bền vững