Ưu thế và thách thức của tôm Việt tại thị trường Mỹ và EU
![]() |
![]() |
![]() |
Mỹ - thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn thuận lợi
Theo TS. Hồ Quốc Lực, Mỹ là thị trường lớn của tôm Việt. Tuy nhiên, sau khi bị vụ kiện chống bán phá giá, thị phần tại thị trường này có xu thế giảm, hiện nay chỉ đạt khoảng 10%. Các doanh nghiệp Việt tham gia thị trường này có sự phân hóa khá lớn, trong đó Minh Phú chiếm 44% doanh số xuất khẩu tôm Việt và không bị thuế chống bán phá giá, STAPIMEX chiếm 17% và có mức thuế 0,71%. Còn lại trên 30 doanh nghiệp tôm có thuế 4,58% và chiếm thị phần khoảng 39%.
Mỹ là thị trường dung nạp lớn với mẫu mã sản phẩm phù hợp sở trường số đông các doanh nghiệp tôm Việt. Quy định của FDA cũng khá thông thoáng, chỉ 3-5% lô hàng bị kiểm tra và thương chiến Mỹ - Trung có thể tạo ra thời cơ cho tôm Việt… Tuy nhiên, theo TS. Hồ Quốc Lực, Mỹ là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn là thuận lợi, bởi việc xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ phải cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn như tôm Ấn Độ giá rẻ (36% thị phần) và tôm Indonesia không bị thuế chống bán phá giá (19% thị phần). Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn biến khôn lường vừa tạo ra cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra rủi ro, nguy cơ thuế chống bán phá giá tôm còn kéo dài.
![]() |
Ảnh minh họa |
Tận dụng cơ hội vàng từ thị trường EU
Đối với thị trường EU, TS. Hồ Quốc Lực cho biết, EU là thị trường lớn thứ ba của tôm Việt sau Mỹ và Nhật Bản. Từ năm 2016 sau khi đối thủ tôm Việt (Thái Lan) không còn được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP) ở EU, thị phần tôm Việt tại EU tăng khá mạnh qua các năm và trở thành thị trường trọng điểm tôm Việt hiện nay, thị phần tôm Việt lần lượt qua 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 là 19%, 22%, 24%.
Hiện nay có GSP và EVFTA thì ưu thế càng vượt trội vì nhiều mặt hàng không phải chịu thuế. EU có nhu cầu cao về tôm đông rời, đó là thế mạnh của các doanh nghiệp tôm Việt. Trình độ chế biến doanh nghiệp tôm Việt có đẳng cấp cao, thuận lợi cho việc thâm nhập các hệ thống phân phối lớn.
Tuy nhiên ở thị trường này, thách thức là việc kiểm tra sau thông quan, đòi hỏi truy xuất nguồn gốc chặt chẽ và tôm nuôi đạt chuẩn của EU (ASC). Các hệ thống phân phối cao cấp có những đòi hỏi hết sức gắt gao như quy định mật độ nuôi, quy định cách thu hoạch tôm nhân đạo, quy định thời gian từ thu hoạch tới bảo quản và đến cơ sở chế biến…
TS. Hồ Quốc Lực đánh giá, thị trường EU rộng nhưng cửa chưa mở, buộc chúng ta phải thay đổi mình, đáp ứng các chuẩn mực của thị trường mới tận dụng được cơ hội vàng này. Cần tận dụng thế mạnh là chế biến hàng cao cấp có mức thuế cao như tôm luộc (thuế cơ bản 20%, có GSP còn 7%). Sản phẩm này đối thủ bị thuế cao, sự chênh lệch giá thành nhập khẩu lớn. Như vậy sẽ thu thêm nhiều hơn giá trị gia tăng, có thể chia sẻ lại người nuôi qua giá mua tôm nguyên liệu. Qua đó thúc đẩy người nuôi ứng dụng các quy trình nuôi ASC, BAP… tăng nguồn nguyên liệu để chế biến bán vào EU.
M.P
-
Sống không cần năng lượng của Nga: EU đang tìm kiếm giải pháp thần kỳ
-
Tin tức kinh tế ngày 28/4: Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 4/2025 tăng 16,5%
-
Tin tức kinh tế ngày 26/4: Giảm 30% tiền thuê đất trong năm 2025
-
EU nhượng bộ trước áp lực của Mỹ
-
Mỹ dự tính áp thuế lên tới 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời từ Đông Nam Á
-
Hàng loạt các thỏa thuận năng lượng giữa Mỹ và Ả Rập Xê-út
-
Vén màn mạng lưới bí ẩn đưa dầu Iran sang Trung Quốc, Mỹ bất ngờ ra tay
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 14/5: Lượng dầu thô của Ả Rập Xê-út chảy vào Trung Quốc cao kỷ lục
-
Đà phục hồi nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc: Lo hay mừng?
-
Mỹ muốn đầu tư 1.000 tỷ USD vào Ả Rập Xê Út giữa lúc căng thẳng leo thang