TP HCM : Liên kết vùng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Là đầu tàu kinh tế của cả nước, sự phát triển và tăng trưởng của TP HCM có ý nghĩa vô cùng to lớn. Hiểu được ý nghĩa vô cùng quan trọng này, TP HCM luôn xác định tìm mọi phương thứ để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Một trong những phương thức mà TP HCM xác định đó chính là liên kết vùng kinh tế giữa các tỉnh, thành phố trong vùng và khu vực. Xác định rõ điều này, ngay từ đầu năm nay Sở Công Thương TP HCM và Sở Công thương Cần Thơ cùng các tỉnh thành miền Tây Nam Bộ đã kí biên bản thỏa thuận kết nối cung cầu hàng hóa, chủ động hỗ trợ lẫn nhau giải quyết kịp thời các tình huống biến động của thị trường. Đến nay tình hình thị trường tại TP HCM, Cần Thơ và các tỉnh miền Tây Nam bộ tương đối ổn định, không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến do khan hiếm hàng hóa.
Liên kết vùng khiến hàng hóa các địa phương lưu thông dễ dàng hơn trên thị trường
Việc liên kết giữa các vùng không chỉ giúp thúc đẩy kinh tế các địa phương mà còn giúp các tỉnh cùng nhau giải quyết các vấn đề mang tính liên quan đến nhau. Điển hình nhất là chính nhờ có sự liên kết chặt chẽ giữa các địa phương mà vào thời điểm tháng 3 khi thị trường trứng trong nước bị làm giá, TP HCM đã phối hợp với các sở, ban ngành các địa phương và các đơn vị cung ứng đã xử lý rõ vụ việc và đưa thị trường ổn định trở lại.
Qua việc hợp tác liên kết giữa các địa phương với nhau, TP HCM một lần nữa tỏ ra là địa phương đi đầu trong việc giúp đỡ, hỗ trợ hàng hóa các địa phương đến với người dân thành phố và ngược lại, giúp hàng hóa lưu thông ổn định và xuyên suốt trên thị trường .
Ý nghĩa của việc liên kết vùng thấy rõ nhất khi chỉ tính trong năm 2011, giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ đạt 555,451 tỉ đồng, tăng 13,3% so với năm 2010 và chiếm tới 44,68% tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước. Hoạt động xuất nhập khẩu được coi là thế mạnh và là điểm nhấn quan trọng của ngành công thương Đông Nam bộ, theo số liệu thống kê từ năm 2009 tới nay vùng Đông Nam bộ đã không còn nhập siêu.
Riêng năm 2011, cán cân thương mại của vùng đã thặng dư hơn 11 tỉ USD, chiếm 22% kim ngạch nhập khẩu. Một số địa phương trong vùng năm vừa qua có mức xuất siêu cao là: Bà Rịa-Vũng Tàu 10,5 tỉ USD, Bình Phước 566 triệu USD…Kim ngạch xuất khẩu của vùng tronng những tháng đầu năm 2012 đạt 15,5 tỉ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu đạt 11,4 tỉ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ.
Đánh giá về những kết quả đạt được trong việc liên kết vùng, bà Lê Ngọc Đào, Phó giám đốc Sở Công Thương TP HCM khẳng định: Đây là hướng đi đúng đắn mà TP HCM triển khai trong nhiều năm qua. Mang lại nhiều điều kiện phát triển kinh tế tốt đẹp cho tất cả các địa phương trong vùng theo hướng đôi bên cùng có lợi.
“Trong thời gian tới, Sở Công Thương TP HCM sẽ tiêp tục phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh thành Đông, Tây Nam bộ tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa năm 2013. Trong đó, tập trung vào các nội dung chính như tổ chức trung bày giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất đến nhà phân phối. Đồng thời, tổ chức giao lưu, kí kết các hợp đồng cung-cầu hàng hóa giữa các doanh nghiệp sản xuất và phân phối" - bà Đào cho biết.
Thùy Trang
-
Ngày 29 Tết Ất Tỵ: Thị trường hàng hóa bình ổn
-
Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là bao nhiêu?
-
Hướng tới một Cộng đồng ASEAN kết nối hơn, tự cường hơn
-
Kiến tạo không gian phát triển mới cho mua bán hàng hóa
-
Tình hình cung ứng hàng hóa tại các địa phương bị ảnh hưởng sau bão số 3
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025