Tin tức kinh tế ngày 27/9: Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt tín dụng bất động sản
![]() |
Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt tín dụng bất động sản |
Giá vàng thế giới bật tăng, trong nước chững lại
Thời điểm 8h45 sáng 27/9 theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới đứng ở mức 1.758 USD/ounce, tăng 8 USD/ounce so với chốt phiên tuần trước.
Tại thị trường trong nước, sáng nay, giá vàng SJC có xu hướng chững so với chốt phiên trước. Lúc 9 giờ 30 phút, giá vàng SJC tại TP HCM giao dịch mua - bán quanh mức 56,35-57,02 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng giao dịch mua - bán trong khoảng 56,35-57,04 triệu đồng/lượng.
Các thị trường trên đều giữ giá chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 650.000 đồng/lượng.
Ngân hàng sẽ bơm 100.000 tỷ đồng lãi suất 3-4%/năm ra thị trường
Chia sẻ tại buổi đối thoại về gói hỗ trợ lãi suất của ngành ngân hàng với người dân và doanh nghiệp, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cho biết, các ngân hàng đang lên kế hoạch để cho vay ra thị trường với gói cấp bù lãi suất 3.000 tỷ đồng, tương đương quy mô cho vay hơn 100.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi 3-4%/năm.
Ông Tuấn Anh cho biết đến nay, các ngân hàng đã dành khoảng 26.000 tỷ đồng lợi nhuận để hỗ trợ giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, các nhà băng đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,13 triệu khách hàng với dư nợ trên 1,58 triệu tỷ và doanh số cho vay mới với lãi suất thấp hơn so với trước dịch lũy kế từ 23/1/2020 đến nay đã đạt 4,46 triệu tỷ đồng.
Xem xét điều chỉnh tăng số giờ làm thêm với một số ngành nghề
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ LĐ-TB-XH đang tiến hành tổng hợp ý kiến với đề xuất cho phép điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng với một số ngành nghề lĩnh vực. Điều này nhằm nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, chống đứt gãy chuỗi cung ứng, nhưng không quá 300 giờ/năm.
Rà soát việc chống bán phá giá sản phẩm plastic nhập khẩu
Ngày 27/09/2021, Cục Phòng vệ thương mại thông tin, Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2201/QĐ-BCT về việc rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen được phân loại theo các mã HS: 3920.20.10 và 3920.20.91 có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia (mã vụ việc AR01.AD07).
Để đảm bảo lợi ích cho các tổ chức, cá nhân, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các tổ chức, cá nhân đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc rà soát để tiếp cận thông tin lưu hành công khai trong quá trình tiến hành rà soát, gửi các ý kiến bình luận, thông tin và bằng chứng liên quan đến nội dung rà soát. Đồng thời hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình điều tra rà soát.
Đề xuất gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô sản xuất trong nước
Theo báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), 8 tháng năm 2021, tổng lượng xe ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước của các thành viên giảm 13% so với năm 2019 - thời điểm chưa có dịch COVID-19, thậm chí nhiều công ty ghi nhận mức giảm doanh số tới trên 60%.
Bên cạnh đó, số lượng ô tô đăng ký mới trong tháng 8/2021 của toàn quốc chỉ bằng khoảng 40% so với tháng 7/2021 và khoảng 20% so với các tháng không có dịch.
Từ tình hình trên, Bộ Tài chính đã có văn bản số 10897/BTC-TCT gửi Thủ tướng Chính phủ về triển khai Nghị quyết số 45/2021/NQ-CP, kiến nghị Chính phủ quyết định về chủ trương tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước hết năm 2021.
Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt tín dụng bất động sản
NHNN vừa ra văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài về một số vấn đề trong hoạt động. Trong đó, NHNN đặc biệt lưu ý các TCTD kiểm soát chặt tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro hoặc chịu tác động lớn của dịch Covid-19, đặc biệt là tín dụng bất động sản với mục đích tự sử dụng.
Cụ thể, các ngân hàng phải lưu ý thường xuyên đánh giá tình hình hoạt động, tình hình tài chính, khả năng trả nợ, nhất là đối với các khách hàng có dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản lớn, khách hàng cá nhân có dư nợ cho vay phục vụ đời sống/tiêu dùng lớn, khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, để có biện pháp xử lý phù hợp, nhằm hạn chế rủi ro phát sinh.
Kim ngạch xuất khẩu sang Anh tăng 22,4%
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Anh trong 8 tháng đầu năm 2021 đạt 3,9 tỉ USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 8 tháng đầu năm 2021, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu sang Anh đều có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước. Một số nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng khá: xuất khẩu sắt thép tăng hơn 14 lần%; phương tiện vận tải và phụ tùng 71,7%; đồ chơi dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 47,7%; sản phẩm từ sắt thép 236,8%; sản phẩm mây, tre, cói và thảm tăng 71,6%; cao su tăng 87,6%.
Đây là mức tăng trưởng thực sự ấn tượng trong bối cảnh xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn gặp khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
Tin tức kinh tế ngày 26/9: Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng tích cực trong năm 2022 Giá gạo Thái Lan thấp nhất trong 18 tháng, giá gạo Việt Nam tăng nhẹ; Lãi suất thị trường liên ngân hàng ổn định; Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng tích cực trong năm 2022… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 26/9. |
P.V (Tổng hợp)
-
Tiêu thụ vàng của Trung Quốc giảm gần 6% trong quý I/2025
-
Tin tức kinh tế ngày 28/4: Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 4/2025 tăng 16,5%
-
[Infographic] Diễn biến giá vàng tuần qua (21/4-27/4)
-
Tin tức kinh tế ngày 26/4: Giảm 30% tiền thuê đất trong năm 2025
-
Tin tức kinh tế ngày 25/4: Quy mô thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng hơn 25%
-
Tiêu thụ vàng của Trung Quốc giảm gần 6% trong quý I/2025
-
Liên minh Trung Quốc - EU bù đắp khoảng trống của Mỹ trong cuộc chiến về khí hậu
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 29/4: Ấn Độ mua lượng kỷ lục dầu pha trộn ESPO của Nga
-
Tin tức kinh tế ngày 28/4: Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 4/2025 tăng 16,5%
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Phát triển tối đa các nguồn điện từ năng lượng tái tạo