Tin Thị trường: Xuất khẩu dầu của Mỹ có thể tăng nhưng sản lượng thì không

15:12 | 02/03/2023

7,908 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Xuất khẩu dầu của Mỹ có thể tăng nhưng sản lượng thì không; Nhà đầu tư lo sợ thay đổi chiến lược tại tập đoàn Petrobras...
Tin Thị trường: Xuất khẩu dầu của Mỹ có thể tăng nhưng sản lượng thì không

Mỹ: Xuất khẩu dầu có thể tăng nhưng sản lượng thì không

Khi giá khí đốt giảm mạnh vào tháng 12 trong bối cảnh thời tiết ôn hòa hơn dự kiến mặc dù có một vài đợt lạnh theo mùa, các công ty khí đốt của Mỹ bắt đầu hạn chế khai thác. Giờ đây, các công ty dầu mỏ cũng đang có những động thái tương tự, song, có thể có những tác động lớn hơn vì giá dầu vẫn ở mức cao. Ngoài ra, những công ty này đang có kế hoạch chi nhiều tiền hơn trong năm nay, nhưng khổng phải là để thúc đẩy khai thác.

Nhà báo John Kemp của Reuters hồi đầu tháng này lưu ý rằng chúng ta hiện đang chứng kiến phản ứng của ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ đối với sự sụt giảm giá dầu bắt đầu vào mùa hè năm ngoái, lưu ý đến khoảng thời gian từ thời điểm giá bắt đầu giảm và hoạt động khoan dầu thu hẹp.

Kemp nhận định, sự suy giảm này có nghĩa là ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ sẽ chứng kiến mức tăng trưởng sản lượng thấp hơn trong năm nay và năm tới.

Trên thực tế, giá cả cho đến nay không phải là yếu tố duy nhất chi phối các quyết định đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ.

Thời báo Phố Wall mới đây đưa tin, nhiều công ty dầu mỏ của Mỹ đang lên kế hoạch chi nhiều tiền hơn trong năm nay nhưng gần như vẫn giữ nguyên sản lượng hoặc chỉ cao hơn một chút. Hai lý do chính lý giải cho điều này là: các giếng dầu lâu năm và lạm phát.

Nhu cầu dầu tăng khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi

Nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi trở lại, với các đơn đặt hàng sản xuất, xây dựng và xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 2, một dấu hiệu cho thấy nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới có thể sớm bắt đầu nhận thấy nhu cầu dầu tăng vọt.

Chỉ số quản lý mua hàng của Trung Quốc (PMI) đã tăng lên 52,6 trong tháng 2 từ 50,1 trong tháng 1, dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy hôm 1/3. Sự gia tăng hoạt động của các nhà máy được ghi nhận là nhanh nhất trong hơn một thập kỷ - cao nhất kể từ tháng 4 năm 2012.

Chỉ số PMI phi sản xuất, đo lường cả lĩnh vực dịch vụ và xây dựng, cũng tăng lên 56,3 điểm, vượt dự báo của các nhà kinh tế, báo hiệu sự mở rộng tổng thể của nền kinh tế Trung Quốc trong tháng 2 và có thể là sự phục hồi nhanh hơn dự kiến ​​sau khi mở cửa trở lại từ chính sách 'Zero Covid' mà nước này đã từ bỏ vào cuối năm ngoái.

Tháng trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 2 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay, được thúc đẩy bởi mức tăng tiêu thụ của Trung Quốc sau khi mở cửa trở lại.

Trong Báo cáo thị trường dầu được theo dõi chặt chẽ, IEA đã nâng ước tính tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2023 thêm 100.000 thùng/ngày so với dự báo của tháng trước. Theo IEA, nhu cầu dầu đang hồi sinh của Trung Quốc - với mức tăng trưởng được dự báo là 900.000 thùng/ngày trong năm nay và phần còn lại của khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ chi phối tăng trưởng toàn cầu.

Nhà đầu tư lo sợ thay đổi chiến lược tại Petrobras

Cổ phiếu của Petrobras đã giảm vào đầu tuần khi các nhà đầu tư lo ngại các chính sách của Tổng thống mới nhậm chức Lula da Silva có thể làm giảm khả năng sinh lời của công ty dầu mỏ quốc doanh này.

Các nhà đầu tư và Chính phủ Brazil đều được hưởng những khoản thu lớn vào năm 2022 khi Hội đồng Quản trị Petrobras thông qua việc chi trả cổ tức lớn vào năm ngoái. Tuy nhiên, ở thời điêm hiện tại, Brasilia có thể quyết định cắt giảm cổ tức để bắt đầu trợ cấp nhiên liệu trở lại.

Động thái này có thể đánh dấu sự trở lại của các chính sách giai đoạn 2011-2014 khi chính phủ do bà Dilma Rousseff đứng đầu cố gắng bảo vệ người dân Brazil khỏi giá dầu thô toàn cầu tăng vọt bằng cách thực hiện chính sách trợ cấp nhiên liệu hào phóng thông qua Petrobras.

Các khoản trợ cấp nhiên liệu và sự sụt giảm giá dầu tiếp theo sau năm 2014 đã biến Petrobras trở thành công ty mắc nợ nhiều nhất thế giới.

Tin Thị trường: Kazakhstan chuyển dầu đến Đức bằng đường ống của Nga Tin Thị trường: Kazakhstan chuyển dầu đến Đức bằng đường ống của Nga
Tin Thị trường: Trung Quốc ký kết hai thỏa thuận LNG dài hạn với công ty Mỹ Tin Thị trường: Trung Quốc ký kết hai thỏa thuận LNG dài hạn với công ty Mỹ

Bình An