Tiền điện hằng tháng của khách hàng có thể thay đổi thế nào sau điều chỉnh giá?

07:41 | 23/03/2019

300 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nếu sản lượng điện tiêu thụ ở mức 400 kWh trở xuống, mỗi hộ gia đình cần thanh toán thêm trong khoảng từ 7.000 - 77.000 đồng/tháng, tùy nhu cầu sử dụng của mỗi hộ.

Hiện nay cả nước có trên 27 triệu khách hàng sử dụng điện. Trong đó, nhóm chiếm tỉ trọng cao nhất là số hộ dân sử dụng điện từ 100-200 kWh/tháng (38,7%), sau đó đến nhóm sử dụng điện từ 50 -100 kWh (22%) và nhóm sử dụng điện dưới 50 kWh (15,5%); nhóm chiếm tỉ lệ ít nhất là số hộ tiêu thụ điện từ 300-400 kWh (4,9%) và trên 400 kWh (5,8%).

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho biết, theo tính toán, với việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2019, chi phí tiền điện của các nhóm khách hàng có thể thay đổi như sau: Những khách hàng sử dụng từ 50 kWh/tháng trở xuống sẽ thêm khoảng 7.000 đồng/tháng; từ 100 kWh trở xuống, thêm khoảng 14.000 đồng/tháng; từ 200 kWh trở xuống, thêm khoảng 31.500 đồng/tháng; từ 300 kWh trở xuống, thêm 53.000 đồng và 400 kWh trở xuống khoảng 77.000 đồng.

Tiền điện hằng tháng của khách hàng có thể thay đổi thế nào sau điều chỉnh giá?
Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí điện bằng cách bố trí sản xuất hợp lý và ứng dụng công nghệ có hiệu suất năng lượng cao

Không chỉ đánh giá tác động của nhóm khách hàng sinh hoạt, Cục Điều tiết Điện lực cũng đã tính toán tác động của việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân đối với các nhóm khách hàng kinh doanh, khách hàng sản xuất, dựa trên các thông số hoạt động của năm 2018. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, mức tăng chi phí tiền điện của các doanh nghiệp sản xuất sẽ phụ thuộc vào việc bố trí sản xuất, sử dụng điện ở từng đơn vị. Ngoài ra, do giá điện sản xuất ở giờ thấp điểm và giờ cao điểm chênh lệch nhau, nên những doanh nghiệp tận dụng sản xuất giờ thấp điểm sẽ tiết kiệm được chi phí tiền điện hơn và ngược lại.

Cần tăng cường tiết kiệm điện

Ông Nguyễn Anh Tuấn cũng cho hay, việc duy trì biểu giá điện bậc thang ở nước ta nhằm bảo vệ, hỗ trợ những người có thu nhập thấp. Đồng thời, đây cũng là chính sách khuyến khích các hộ gia đình sử dụng điện tiết kiệm. Hiện Việt Nam đang là quốc gia có mức tăng trưởng điện và tiêu thụ điện cao ở khu vực và trên thế giới. Do đó, người dân, doanh nghiệp cần phải sử dụng điện hiệu quả, hợp lý - ông Tuấn cho hay.

Còn theo ông Đinh Quang Tri - Phó Tổng giám đốc EVN, điện đang là sản phẩm duy nhất kêu gọi người dân phải sử dụng tiết kiệm. Khách hàng càng sử dụng nhiều, giá càng đắt. Chính vì vậy, EVN cũng luôn kêu gọi cộng đồng thực hiện tiết kiệm điện.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, EVN đã và đang vận động khách hàng sử dụng điện tham gia Chương trình điều chỉnh phụ tải điện. Các đơn vị trực thuộc EVN sẽ tiếp cận với những khách hàng sử dụng điện lớn để phối hợp điều chỉnh, tiết giảm phụ tải trong những lúc cao điểm, nhằm đảm bảo an ninh hệ thống điện.

Cùng với đó, EVN nỗ lực tuyên truyền, vận động nhân dân lắp đặt điện mặt trời áp mái. Đây là một giải pháp rất hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí tiền điện cho các hộ gia đình, vừa giảm tải cho hệ thống điện. Bởi điện mặt trời áp mái lại rải đều ở các hộ tiêu thụ, không gây quá tải lưới điện; và với những sản lượng điện không sử dụng đến, các hộ dân phát lên lưới bán lại cho EVN...

M.Tâm

Tăng giá điện, sử dụng 200 kWh/tháng phải trả thêm bao nhiêu?
Giá của có điện
Bộ Công Thương lý giải việc giá điện tăng 8,36%
Chính thức tăng giá bán lẻ điện bình quân lên 1.864,44 đồng/kWh
Chuyên gia World Bank: Việt Nam đang bán điện dưới mức thu hồi vốn
Giá điện của Việt Nam thuộc Top rẻ nhất thế giới
Giá điện tăng như thế nào 10 năm qua

  • el-2024