Thừa Thiên Huế có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
![]() |
Thuyền rồng chở du khách hành hương đến điện Huệ Nam dự lễ hội (Ảnh: cand.com.vn) |
Theo đó, tại Quyết định 3981/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội truyền thống điện Huệ Nam vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam (hay điện Hòn chén) là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na được cử hành vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch hằng năm.
Đây là hoạt động tràn đầy màu sắc và sôi động, thu hút đông đảo tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu với hàng vạn lượt người đến tham dự. Đây cũng được xem là một Festival văn hóa dân gian, cộng đồng đặc trưng của vùng đất Cố đô. Thông qua các hoạt động, lễ hội nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, di sản gắn với di tích điện Huệ Nam; đồng thời, đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận và thu hút khách du lịch đến với Huế.
Hiện nay, lễ hội điện Huệ Nam đã trở thành một trong những lễ hội chính của chuỗi lễ hội Festival bốn mùa. Trước ngày diễn ra lễ hội, từ địa điểm Thánh đường thờ Mẫu (352 Chi Lăng) có nghi lễ rước thần đi bộ đến bến thuyền trên sông Hương, sau đó lên thuyền để diễu hành lên điện Huệ Nam, tạo nên lễ hội dân gian độc đáo và có quy mô lớn tại Huế.
![]() |
Nghề truyền thống làm bún làng Vân Cù được hình thành cách đây hơn 400 năm (Ảnh: baothuathienhue.vn) |
Bên cạnh đó, tại Quyết định 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa Nghề thủ công truyền thống làm bún Vân Cù vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghề truyền thống làm bún làng Vân Cù được hình thành cách đây hơn 400 năm, trải qua thời gian, nghề bún Vân Cù đã khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình đối với thị trường tiêu thụ trong và ngoài địa phương. Hiện nay, làng nghề đã thu hút hơn 100 hộ tham gia sản xuất bún để cung ứng cho các chợ, nhà hàng, quán ăn... mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Tại các quyết định, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Chủ tịch UBND các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể vừa được công bố trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
T.T
-
Chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
-
Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động lễ hội mừng xuân Ất Tỵ
-
Vịnh Hạ Long không có tên trong Danh sách 56 Di sản thế giới bị đe dọa
-
Thủ tướng: Văn hóa, thể thao, du lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội để tăng tốc, bứt phá
-
[VIDEO] Ngắm tượng Phật Quan âm cao nhất Đông Nam Á tại Quảng Ngãi
-
[Chùm ảnh] Ấn tượng chương trình nghệ thuật "Đất nước trọn niềm vui"
-
Khai mạc chuỗi sự kiện chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
[Chùm ảnh] Ngắm tượng Phật Quan âm cao nhất Đông Nam Á
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đa dạng các hoạt động kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
