Thắt chặt tín dụng ảnh hưởng thế nào đến ngân hàng và doanh nghiệp?

15:07 | 09/05/2019

445 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang tham khảo ý kiến về dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (ngân hàng), trong đó đề xuất quy định mới, thắt chặt hoạt động tín dụng, đặc biệt là chi phí vốn cho vay mua nhà ở.    
that chat tin dung anh huong nhu the nao den ngan hang va doanh nghiepDòng vốn ngoại ổn định giúp NHNN tăng cường dự trữ ngoại hối
that chat tin dung anh huong nhu the nao den ngan hang va doanh nghiepNHNN định hướng không tăng lãi suất cho vay trong năm 2019
that chat tin dung anh huong nhu the nao den ngan hang va doanh nghiepNgân hàng tích cực tìm hướng hỗ trợ thực chất hơn cho doanh nghiệp nhỏ

Dự thảo đề xuất 2 kế hoạch nhằm giảm vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Kế hoạch thứ nhất dự kiến đến ngày 01/07/2020 sẽ giảm tỷ lệ này còn 35% (so với quy định hiện nay đầu năm 2019 là 40%) và đến ngày 01/07/2021 còn 30%. Kế hoạch thứ 2, dự kiến đến ngày 01/07/2020 giảm còn 37%, đến ngày 01/07/2021 còn 34% và 01/07/2022 còn 30%.

Các chuyên gia nhận định, đối với các ngân hàng mức 35% không phải là một thử thách, tuy nhiên khó có thể đạt được tỷ lệ 30% và điều này sẽ gây áp lực đối với chi phí huy động vốn.

Dự thảo cũng quy định hệ số rủi ro cho vay cho khách hàng mua nhà trên 3 tỷ đồng là 150%, dưới 3 tỷ đồng là 100% và dưới 1,5 tỷ đồng là 50%. Hiện tại, hệ số rủi ro áp dụng cho toàn bộ khách hàng mua nhà là 50%.

Hiện nay, nhóm khách hàng mua nhà trên 3 tỷ đồng không chiếm tỷ trọng lớn khi lượng khách hàng đi vay để thực hiện các giao dịch căn hộ phân khúc sang trọng và cao cấp trên thị trường sơ cấp chỉ chiếm khoảng 12% tổng số người mua nhà. Tuy nhiên, tác động rõ nét nhất đến các ngân hàng là trong khoảng 3 tỷ đồng đến 1,5 tỷ đồng vì điều này tăng mạnh chi phí vốn cho vay mua nhà.

Theo một chuyên gia ngân hàng, việc nâng cao hệ thống phòng thủ của các ngân hàng thông qua việc thắt chặt hơn quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn sẽ khiến các ngân hàng hoạt động an toàn hơn, chống đỡ tốt hơn với các cú sốc. Tuy nhiên, những quy định này cũng sẽ làm giảm khả năng cung ứng tín dụng của các ngân hàng, đặc biệt là tín dụng trung dài hạn.

that chat tin dung anh huong nhu the nao den ngan hang va doanh nghiep
NHNN đang lấy ý kiến với đề xuất thắt chặt hoạt động tín dụng

Về phía các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản bày tỏ lo lắng, vì hiện doanh nghiệp vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, cả vốn ngắn, trung và dài hạn.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho biết, hoạt động kinh doanh bất động sản cần nguồn vốn trung hạn, dài hạn. Ở các nước thì các quỹ đầu tư và thị trường chứng khoán là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho thị trường bất động sản. Ở nước ta, trong thời gian qua, các doanh nghiệp bất động sản phụ thuộc rất lớn vào nguồn vay tín dụng ngân hàng và nguồn vốn huy động từ khách hàng. Theo quy định pháp luật, chủ đầu tư dự án phải có vốn chủ sở hữu 15-20%, còn lại 80-85% nhu cầu vốn thì chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng và vốn huy động từ khách hàng. Nhưng do nguồn vốn huy động tiết kiệm ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nên các ngân hàng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của thị trường bất động sản.

Ông Châu đánh giá, lộ trình giảm dần nguồn tín dụng ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của NHNN có mặt rất tích cực là đã tạo áp lực buộc các doanh nghiệp cũng như doanh nghiệp bất động sản phải tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung khác, trước hết là từ thị trường chứng khoán, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trái phiếu doanh nghiệp. Riêng việc tìm kiếm nguồn vốn từ các quỹ đầu tư bất động sản trong nước chưa khả thi vì cho đến nay, cả nước mới chỉ có 01 Quỹ đầu tư bất động sản là TCREIT thuộc Techcombank với số vốn điều lệ rất nhỏ chỉ 50 tỷ đồng, nên chưa huy động được nguồn vốn nhàn rỗi rất lớn trong nước và cũng chưa đáp ứng được nhu cầu vốn rất lớn của thị trường bất động sản.

Mai Phương