Tăng trưởng GDP có thể lên 8-10% nhờ TPP
![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() | TPP: ‘Không để TQ viết luật chơi mậu dịch’ |
![]() | Những ảnh hưởng của TPP |
![]() | Gia nhập TPP: Ngành chăn nuôi Việt Nam có nguy cơ “phá sản”? |
Sau rất nhiều chờ đợi, 12 quốc gia tham gia đàm phán TPP đã đi đến thống nhất trong các lĩnh vực như thương mại hàng hóa; hàng dệt may; dịch vụ; đầu tư; lao động; môi trường; thương mại điện tử và viễn thông; chính sách cạnh tranh và doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp nhỏ và vừa; quyền sở hữu trí tuệ; hàng rào kỹ thuật trong thương mại và các biện pháp vệ sinh dịch tễ; minh bạch, chống tham nhũng và hài hòa hóa quy định; hải quan, xúc tiến thương mại và các quy tắc xuất xứ; mua sắm chính phủ; phát triển và nâng cao năng lực thương mại; và giải quyết tranh chấp…
Và với những nội dung thống nhất như trên, TPP được được giới chuyên gia, các nhà phân tích cả trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Với riêng Việt Nam, TPP được xem là cơ hội vàng để các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, nông sản… phát triển, mở rộng thị trường tại những nền kinh tế hàng đầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản.
Ông Sandeep Mahajan-chuyên gia kinh tế của WB khi trao đổi với báo chí về những tác động của TPP đến kinh tế Việt Nam đã thẳng thắn đưa nhận định với quy mô lên tới 40% GDP toàn cầu, Việt Nam sẽ có thị trường rất rộng lớn, là cơ hội để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển và mở rộng thị trường. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể lên tới 8-10%, thậm chí là hơn vào năm 2030.
Mặc dù xem TPP là cơ hội vàng đối với Việt Nam nhưng các chuyên gia của WB cũng khuyến cáo, TPP không chỉ mang đến cơ hội mà còn đặt ra không ít thách thức đối với Việt Nam. Đó là câu chuyện nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư… Còn với mỗi doanh nghiệp, đó là bài toán nâng cao năng lực quản trị, gia tăng chất lượng sản phẩm.
Kinh tế trưởng của WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Sudhir Shetty khuyến cáo: TPP có thể mang lại nhiều lợi ích, giúp Việt Nam tiếp cận, mở rộng thị trường nhưng TPP cũng đặt ra những áp lực rất lớn cho các nhà sản xuất. Áp lực đó là sự cạnh tranh của không chỉ doanh nghiệp trong nước mà cả doanh nghiệp các nước tham gia TPP.
Tuy nhiên, ông Sudhir Shetty cũng cho rằng, thách thức này cũng lại chính là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy cải cách, tăng năng suất lao động, đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển bền vững.
Cùng chia sẻ quan điểm này, TS Trần Du Lịch-Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội khi đề cập đến câu chuyện này cũng nhận định: TPP sẽ là động lực thúc đẩy doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh ở trong nước. Do đó, chúng ta phải tiếp tục đổi mới thể chế, cải thiện môi trường đầu tư để giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, thay đổi về mặt chiến lược sản phẩm, thị trường, trong đó có thị trường nguyên liệu. Chẳng hạn trước đây nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ thì bây giờ phải thay đổi xuất xứ, phải nâng tỷ lệ nội địa hóa lên…
Thanh Ngọc
-
Trăn trở lớn nhất của doanh nghiệp là giảm thủ tục hành chính
-
TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
-
Thường trực Chính phủ làm việc với DNNN về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
-
Động lực tăng trưởng năm 2025: Ngành nào sẽ dẫn dắt?
-
PGS. TS Ngô Trí Long chỉ ra những yếu tố có thể tạo áp lực lên lạm phát tại Việt Nam trong năm 2025
-
[Infographic] Diễn biến giá vàng tuần qua (14/4-20/4)
-
[E-Magazine] Giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo?
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện