Tăng quy mô gói hỗ trợ tín dụng, lợi nhuận của nhiều ngân hàng sẽ tiếp tục sụt giảm mạnh

18:55 | 24/04/2020

320 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Những ngân hàng sụt giảm lợi nhuận mạnh trong quý I/2020 theo báo cáo tài chính là Vietcombank giảm 11%, Saigonbank giảm 31%, Bac A Bank giảm 27%, Kienlongbank giảm 23%, Sacombank giảm gần 7% so với cùng kỳ.

Tính đến nay đã có hơn 10 ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý I/2020. Trong số đó có 5 ngân hàng công bố sụt giảm lợi nhuận.

Những ngân hàng sụt giảm lợi nhuận mạnh trong quý I/2020 theo báo cáo tài chính là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giảm 11%, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) giảm 31%, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) giảm 27%, Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) giảm 23%, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) giảm gần 7% so với cùng kỳ.

tang quy mo goi ho tro tin dung loi nhuan cua nhieu ngan hang se tiep tuc sut giam manh
Đã có 5 ngân hàng công bố sụt giảm lợi nhuận trong quý I/2020

Cụ thể, trong quý I/2020, các hoạt động kinh doanh cốt lõi của Vietcombank tăng trưởng chậm hoặc giảm nhẹ khiến thu nhập lãi thuần của ngân hàng chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, cộng trích lập dự phòng rủi ro tăng tới 43% khiến lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giảm tới 11%.

Còn tại Sacombank, mặc dù các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi vẫn tăng trưởng khá song lãi thuần từ hoạt động khác giảm gần 77% và chi phí hoạt động tăng khá mạnh gần 21% là nguyên nhân khiến lợi nhuận trước thuế quý I/2020 của Sacombank đạt 987 tỷ đồng, giảm 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, tại Kienlongbank, do thu nhập phụ thuộc lớn vào tín dụng nên khi tín dụng quý I/2020 hầu như không tăng trưởng (chỉ tăng 1%), cộng với nợ xấu tăng mạnh, trích lập dự phòng phải tăng tới 64% khiến lợi nhuận sụt giảm còn 57 tỷ đồng (giảm 23%).

Tại Bac A Bank, mức giảm lợi nhuận cũng tương tự (27%), song không phải do tín dụng tăng trưởng thấp, mà do chi phí huy động vốn tăng mạnh hơn doanh thu. Trong khi đó, các mảng kinh doanh khác cũng tăng chậm hoặc sút giảm.

Nhiều chỉ tiêu kinh doanh của Saigonbank đều giảm so với cùng kỳ 2019. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm nay, Saigonbank không tăng trưởng được tiền gửi khách hàng vào ngân hàng khiến nguồn tiền này sụt giảm 0,8%, về mức 15.543 tỷ đồng.

Trong khi đó, hoạt động cho vay khách hàng cũng giảm 2,3%, về mức 14.215 tỷ đồng. Tổng tài sản của ngân hàng cũng theo đó giảm gần 11%, về mức 20.308 tỷ đồng. Kết thúc quý I, Saigonbank ghi nhận lãi thuần từ hoạt động cho vay giảm 4,4% còn 152 tỷ đồng. Lãi từ dịch vụ cũng giảm 24%, đạt 7,6 tỷ đồng.

Như vậy có thể thấy, hầu hết các ngân hàng có lợi nhuận sụt giảm đều ghi nhận do tín dụng tăng chậm lại, thậm chí là tăng trưởng âm trong quý đầu năm nay. Bên cạnh đó, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của các ngân hàng đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước do tốc độ giảm lãi suất cho vay mạnh hơn lãi suất huy động.

Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), không loại trừ khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đề ra các chính sách nhằm giảm lãi suất cho vay sâu hơn nữa. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch có thể có phạm vi lớn, các gói hỗ trợ tín dụng có thể không phải chỉ dành cho các doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch mà có thể còn mở rộng ra những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng gián tiếp, hoặc toàn nền kinh tế. Như vậy, trong trường hợp đó, các ảnh hưởng của dịch lên NIM của các ngân hàng có thể sẽ mạnh hơn dự kiến.

M.T

tang quy mo goi ho tro tin dung loi nhuan cua nhieu ngan hang se tiep tuc sut giam manhCung cầu đều giảm, doanh nghiệp không mấy hào hứng với lãi suất ưu đãi
tang quy mo goi ho tro tin dung loi nhuan cua nhieu ngan hang se tiep tuc sut giam manhÔng Trần Hoàng Ngân: ‘Nên rót vốn cho quỹ bảo lãnh tín dụng cứu doanh nghiệp’
tang quy mo goi ho tro tin dung loi nhuan cua nhieu ngan hang se tiep tuc sut giam manhHỗ trợ doanh nghiệp vẫn cần sự trợ lực của chính sách tài khóa

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps