Sửa Luật Đấu thầu để phát huy tự chủ của doanh nghiệp
Các ý kiến cho rằng, việc sửa đổi Luật Đấu thầu lần này cần đảm bảo cân bằng lợi ích Nhà nước và cân bằng sự linh hoạt của hoạt động sản xuất kinh doanh và sự đa dạng của thực tiễn. Để đảm bảo được điều này, các ý kiến đề xuất chỉ giới hạn mở rộng đối tượng điều chỉnh đối với công ty con sở hữu 100% vốn doanh nghiệp nhà nước, không nên mở rộng đối tượng đối với công ty con sở hữu trên 50% vốn doanh nghiệp nhà nước.
Liên quan đến đấu thầu trong lĩnh vực dầu khí, các đại biểu cho rằng, cần đảm bảo tương thích giữa các luật, đặc biệt là Luật Dầu khí 2022 do đây là hoạt động đặc thù, luôn hàm chứa sự không chắc chắn nhất định. Chính vì vậy, tại Điều 3 dự thảo luật nên quy định việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí cần theo quy định của pháp luật Luật Dầu khí năm 2022; đồng thời, có thể đưa vào cụ thể, chi tiết trong hợp đồng dầu khí.
Theo Truyền hình Quốc Hội
-
[PetroTimesTV] Petrovietnam và EVN ký kết biên bản ghi nhớ cung cấp LNG cho NMNĐ LNG Quảng Trạch II
-
[PetroTimesTV] Hội CCB Cơ quan Tập đoàn tổng kết 5 năm phong trào thi đua "Cựu chiến binh gương mẫu"
-
[PetroTimesTV] Ký kết Hợp đồng mua bán điện Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4
-
[PetroTimesTV] Petrovietnam công bố quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban Quản lý Hợp đồng dầu khí
-
[PetroTimesTV] Đoàn giám sát của Hội đồng Thành viên Petrovietnam làm việc tại BSR