"Sát thủ Biển Đông" - tàu ngầm Kilo Hà Nội mạnh như thế nào?
>> Video: Tàu ngầm Kilo Hà Nội mô phỏng tác chiến trên Biển Đông
Tàu ngầm Kilo mang tên Hà Nội thuộc lớp Project 636. Lớp Kilo là tên định danh của NATO chỉ một loại tàu ngầm quân sự chạy bằng diesel-điện cỡ lớn được chế tạo tại Nga. Tên gọi chính thức của Nga đặt của lớp tàu ngầm này là Project 636 (Đề án 636). Phiên bản gốc của những tàu ngầm này được gọi ở Nga là Dự án 877 Paltus (Turbot).
Có một phiên bản tối tân hơn, được gọi ở phương Tây là Kilo cải tiến và ở Nga là Dự án 636 Varshavyanka. Lớp Kilo sẽ được kế tiếp bởi lớp Lada, bắt đầu thử trên biển vào năm 2005.
Tàu ngầm Project 636 được thiết kế nhằm tiêu diệt các loại tàu ngầm, tàu nổi cũng như các phương tiên thủy của đối phương, nó có thể hoạt động độc lập hoặc theo các yêu cầu nhiệm vụ khác nhau. Tàu ngầm lớp Kilo có thể vận hành rất êm. Dự án 636, đôi khi được Hải quân Mỹ gọi là "Lỗ Đen" vì khả năng "biến mất" của nó, được cho là một trong những loại tàu ngầm chạy bằng diesel và điện êm nhất trên thế giới.
Ngói chống dội âm được phủ trên vỏ tàu và cánh ngầm để hấp thu sóng âm sonar, làm giảm thiểu và méo đi những tín hiệu dội lại. Những ngói này cũng làm giảm đi những tiếng ồn gây ra bởi tàu ngầm, do đó làm giảm đi khoảng cách bị phát hiện bởi sonar thụ động.
Project 636 là bước phát triển tiếp theo của thế hệ tàu ngầm Project 877EKM, kế thừa những đặc tính ưu việt và được cải tiến đáng kể: động cơ diesel mạnh hơn, tăng tốc độ hành trình khi lặn, tầm hoạt động lên tới 7500 hải lý, giảm tiềng ồn khi hoạt động. Nhờ tiếng ồn được giảm đáng kể, tàu ngầm có khả năng tiếp cận tới các biên đội tàu nổi của địch và dùng tên lửa 3M-54E Club-S tiêu diệt, trước khi bị chúng phát hiện. Tàu Project 636 được trang bị hệ thống thông gió và điều hòa không khí mới, được thiết kế để có thể hoạt động trong các môi trường biển khác nhau, tạo thuận lợi trong sinh hoạt và chiến đấu của thủy thủ đoàn.
Khả năng tác chiến của tàu ngầm Project 636 được tăng đáng kể nhờ việc sử dụng tên lửa đối hạm 3M-54E Club-S được hỗ trợ bởi các hệ thống điện tử tiên tiến. Với tầm bắn hiệu dụng đạt tới 220 km và mang theo đầu đạn 450 kg, cho phép Project 636 tấn công nhanh, từ xa, không cần phải thâm nhập vào tới tầm phát hiện và tấn công của tàu địch hay phải vượt qua những khu vực địch bẫy bằng mìn hoặc thủy lôi, giúp tăng khả năng sống còn.
Ngoài ra, tàu còn có môt cơ cấu phóng tên lửa phòng không cho 8 tên lửa Strela-3 (SA-N-8 Gremlin, tầm bắn tối đa 6 km) hoặc 8 tên lửa Igla (SA-N-10 Gimlet, tầm bắn tối đa 5 km).
>> Video: Tàu ngầm Kilo Hà Nội mô phỏng tác chiến trên Biển Đông
Một số chi tiết kỹ thuật của tàu ngầm Kilo 636:
Lượng choán nước:
2,300-2,350 tấn khi nổi
3,000-4,000 tấn khi lặn
Kích thước:
Dài: 73,8 m
Ngang: 9,9 mét
Mớn nước: 6,3 mét
Tốc độ tối đa
10-12 hải lý nổi
19 hải lý/h khi lặn
Tầm hoạt động
Khi được thông hơi (ở tốc độ tiết kiệm 7 hải lý/h): 7.500 hải lý
Khi lặn liên tục (ở tốc độ tiết kiệm): 400 hải lý
Sức đẩy: Diesel-điện 5900 mã lực (4400 kW)
Độ sâu tối đa: 300 mét (hoạt động ở độ sâu 240-250 mét)
Độ sâu hoạt động thông thường: 250m
Độ sâu hoạt động với kính tiềm vọng: 17,5m
Dự trữ hành trình 45 ngày
Vũ khí
Phòng không: 8 Tên lửa (phóng từ mặt nước) SA-N-8 Gremlin hoặc SA-N-10 Gimlet (tàu ngầm xuất khẩu có thể không được trang bị bởi vũ khí phòng không)
Sáu ống phóng ngư lôi 533 mm với 18 53-65 ASuW, TEST 71/76 ASW hoặc VA-111 Shkval "tên lửa ngầm", hoặc rải 24 mìn DM-1. Trên Kilo 636 cải tiến các ống phóng này còn được sử dụng phóng tên lửa đối hạm 3M-54 Klub và tên lửa hành trình tấn công đối đất 3M-14E.
Cơ số vũ khí: 4 tên lửa/18 ngư lôi/24 mìn.
Thủy thủ đoàn: 52 (trong đó có 13 sĩ quan).
Giá mỗi chiếc là 200 - 300 triệu USD tùy từng cấu hình.
Hình ảnh mô phỏng tàu ngầm kilo phóng ngư lôi.
>> Video: Tàu ngầm Kilo Hà Nội mô phỏng tác chiến trên Biển Đông
H.C.T (Tổng hợp)
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025