Sản xuất than cốc và dầu mỏ tinh chế tăng trưởng cao nhất

18:00 | 13/07/2020

525 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Mặc dù chỉ số IIP 6 tháng năm 2020 thấp hơn nhiều so với cùng kỳ nhưng vẫn có một số ngành có chỉ số tăng cao và đóng góp lớn vào mức tăng chung của toàn ngành. Trong đó, dẫn đầu là ngành sản xuất than cốc và dầu mỏ tinh chế với mức tăng tới 15%.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 6/2020 tăng 10,3% so với tháng trước. Trong đó ngành khai khoáng giảm 3,7%; ngành chế biến, chế tạo tăng 13%; sản xuất và phân phối điện tăng 6,5%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 6 tháng đầu năm, IIP ước tính tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Ngành chế biến, chế tạo tăng 4,6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 2%; riêng ngành khai khoáng đã giảm 7,9%.

san xuat than coc va dau mo tinh che tang truong cao nhat
PVN luôn nỗ lực nâng cao năng lực tinh chế dầu mỏ bằng các giải pháp chế biến sâu.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia đã ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo. Bên cạnh đó, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực ngày 1/1/2020 đã thay đổi thói quen uống rượu, bia của người dân, từ đó ảnh hưởng đến ngành sản xuất đồ uống.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 6 tháng giảm sâu hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất xe có động cơ giảm 16,36%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,3%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 9,5%; sản xuất đồ uống giảm 8,8%; sản xuất mô tô, xe máy giảm 8,4%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 5,3%; sản xuất trang phục giảm 4,7%; sản xuất thiết bị điện giảm 3,5%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 2,7%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 2,3%; sản xuất kim loại giảm 1,4%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 2,1%; dệt tăng 2,8%.

Bên cạnh đó, một số ngành có chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước và đóng góp lớn vào mức tăng chung của toàn ngành: Sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế tăng 15%; khai thác quặng kim loại tăng 13,3%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 9,8%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 9,1%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 7,8%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 7,2%; khai thác than cứng và than non tăng 4,9%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 6 tháng đầu năm 2020 tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước: Ô tô giảm 26,6%; bia giảm 17,4%; dầu thô khai thác giảm 12,7%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 13%; sắt, thép thô giảm 10,2%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 9,1%; điện thoại di động giảm 8,5%; khí hóa lỏng LPG giảm 8,1%; quần áo mặc thường giảm 6,9%; xe máy giảm 6,4%; giày, dép da giảm 4,6%; thép cán giảm 3,9%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 2,2%; than tăng 4,9%. Bên cạnh đó, một số sản phẩm tăng cao: Linh kiện điện thoại tăng 27,5%; xăng, dầu các loại tăng 20,9%; thép thanh, thép góc tăng 12,8%; phân urê tăng 9,5%; thuốc lá điếu tăng 7,2%; ti vi tăng 5,7%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2020 tăng 8,1% so với tháng trước và tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,6%), trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 14,7%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 12,1%; dệt tăng 7,3%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 7%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 6,8%.

Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 0,8%; sản xuất chế biến thực phẩm giảm 0,2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 0,6%; sản xuất kim loại giảm 1,4%; sản xuất sản phẩm từ cao su và platic giảm 2,5%; sản xuất trang phục giảm 7,2%; sản xuất thiết bị điện giảm 7,4%; sản xuất đồ uống giảm 10,7%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 7%; sản xuất xe có động cơ giảm 24,4%.

Thành Công

san xuat than coc va dau mo tinh che tang truong cao nhat

Công nghiệp Việt Nam “ngấm đòn” từ dịch Covid-19
san xuat than coc va dau mo tinh che tang truong cao nhat

Lần đầu tiên sản xuất công nghiệp giảm mạnh trong 4 năm trở lại đây
san xuat than coc va dau mo tinh che tang truong cao nhat

Công nghiệp Việt Nam cần nắm bắt thời cơ