Sản phẩm đang được chờ đợi trên thị trường chứng khoán
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư Công ty TNHH Một thành viên Chứng khoán Maybank Kim Eng nhận định: Chứng quyền có đảm bảo được sự chào đón của các nhà đầu tư bởi trong suốt 15 năm qua, TTCK mới có được sản phẩm thứ 4 và đặc biệt sản phẩm này có khả năng phòng vệ rủi ro đem đến cho nhà đầu tư lợi nhuận tối đa nhưng rủi ro tối thiểu. Trong thời điểm TTCK đang có những thăng trầm rất dữ dội như hiện nay, thì một sản phẩm có khả năng phòng vệ như chứng quyền có đảm bảo ra đời là rất phù hợp.
Chứng quyền có đảm bảo là công cụ tài chính có tính chất như một quyền chọn được phát hành bởi một tổ chức tài chính hay một CTCK cho phép người nắm giữ quyền được mua hoặc bán tài sản cơ sở với một khối lượng xác định từ các tổ chức phát hành tại một mức giá vào hoặc trước thời điểm được xác định.
Lợi ích của chứng quyền có đảm bảo là giúp nhà đầu tư bỏ ra khoản vốn thấp hơn nhiều nếu đầu tư vào tài sản cơ sở (là cổ phiếu, chứng khoán), nhưng có thể thu lợi nhuận kỳ vọng khi giá cổ phiếu biến động. Trong trường hợp thị trường diễn biến không theo ý muốn, thì nhà đầu tư cũng giới hạn khoản lỗ tối đa là phí mua chứng quyền.
Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Thông tư hướng dẫn chào bán và giao dịch chứng quyền có bảo đảm dự kiến sẽ được ban hành vào quý 1/2016.
|
Chứng quyền có đảm bảo một sản phẩm đang được chờ đợi trên TTCK |
Tuy nhiên, các nhà đầu tư và các CTCK cũng bày tỏ một số lo ngại với sản phẩm này.
Với các CTCK thì lo ngại với yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất như vốn tối thiểu 1.000 tỷ đồng và một số quy định khác để có thể được phát hành chứng quyền có đảm bảo. Bởi nếu CTCK không đủ điều kiện để phát hành chứng quyền có đảm bảo sẽ bất lợi hơn trong cạnh tranh với các công ty được phát hành.
Bên cạnh đó, các CTCK cũng phải chuẩn bị đội ngũ tính toán giá cổ phiếu chứng quyền khi phát hành. Vì nếu tính phí quá cao thì các nhà đầu tư, khách hàng không mua, còn nếu tính phí quá thấp thì công ty bị lỗ.
Đặc biệt, các CTCK và nhà đầu tư đều lo ngại sản phẩm được phát hành nhưng quá hạn chế, thiếu đa dạng, như việc chỉ phát hành cho những cổ phiếu blue - chip mạnh, có độ an toàn cao. Trong tình huống này thì vai trò của chứng quyền có đảm bảo sẽ không được thể hiện bởi nhà đầu tư cần chứng quyền có đảm bảo cho những cổ phiếu có tính rủi ro cao, để phòng vệ.
Ông Phan Dũng Khánh cho rằng: Bản chất của chứng quyền có đảm bảo là phòng vệ và giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư. Nếu chỉ phát hành với những cố phiếu ít rủi ro, biến động thì có khi một năm cổ phiếu tăng 3 – 4% nhưng phí phải trả để mua chứng quyền 7 – 8%, thì chắc chắn nhà đầu tư sẽ không tham gia. Có thể dẫn đến việc phát hành ra ế, không ai mua.
Tuy nhiên, nhìn chung các CTCK và các nhà đầu tư đều đang rất mong chờ sản phẩm mới này, bởi nó giúp giảm bớt tâm lý cờ bạc, giúp các nhà đầu tư có thể đầu cơ cổ phiếu nhưng an toàn hơn… Các nhà đầu tư mong muốn cơ quan quản lý tạo điều kiện tối đa để sản phẩm mới này khi ra đời sẽ được giao dịch một cách đơn giản, dễ dàng, không bị những hạn chế quá lớn.
Mai Phương
-
Tin tức kinh tế ngày 21/5: Tăng trưởng tín dụng xanh đạt 21,2% mỗi năm
-
Vì sao Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản phải từ chức?
-
Mỹ bỏ trừng phạt Iran ảnh hưởng gì đến giới lọc dầu Trung Quốc?
-
Ả Rập Xê-út đã sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất về giá dầu
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 21/5: OPEC lạc quan về nhu cầu dầu