Sán lợn gây bệnh như thế nào khi vào cơ thể người?

11:45 | 18/03/2019

1,063 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Gần đây, người dân xôn xao về việc hàng loạt trẻ ở Bắc Ninh dương tính với sán lợn. Vậy sán lợn là gì và chúng gây bệnh như thế nào khi vào cơ thể người?
san lon gay benh nhu the nao khi vao co the nguoiHàng loạt trẻ Bắc Ninh dương tính với sán lợn, phụ huynh bật khóc
san lon gay benh nhu the nao khi vao co the nguoiBộ GD&ĐT vào cuộc vụ hàng loạt học sinh Bắc Ninh nhiễm sán lợn
san lon gay benh nhu the nao khi vao co the nguoi81 trẻ Bắc Ninh dương tính với sán lợn, Bộ Y tế cảnh báo phòng bệnh trong cộng đồng

Các bác sĩ Bệnh viện Quận 11 (TP HCM) cho biết, sán lợn Taenia solium còn gọi là sán dải lợn hay sán dây lợn, dân gian hay gọi là sán xơ mít. Sán lợn ký sinh vào người do ăn thịt lợn chưa được nấu chín.

Đầu sán lợn rất nhỏ cỡ 1mm và có 4 đĩa hút chất dinh dưỡng với 2 hàng móc (khoảng 25 – 30 móc). Sán lợn có đến hàng ngàn đốt. Mỗi đốt có một lỗ sinh dục nằm bên hông. Đốt trưởng thành có cơ quan sinh dục đực và cái. Các đốt cuối là những đốt già, bên trong có chứa một buồng trứng chia ra nhiều nhánh.

san lon gay benh nhu the nao khi vao co the nguoi
Sán lợn

Sán lợn vào người qua đường nào?

Nhờ có đĩa hút và móc nên khi vào cơ thể, sán lợn bám vào niêm mạc ruột ở phần trên hổng tràng, nơi có sẵn chất dinh dưỡng dễ hấp thu. Trong các chất dinh dưỡng thì hydrat carbon rất quan trọng đối với sự phát triển của sán.

Điểm đặc biệt ở loài sán này là khi vào cơ thể người chỉ có một con trưởng thành được ký sinh. Bởi con trưởng thành sau khi ký sinh đầu tiên sẽ tạo miễn dịch chống lại sự phát triển của các con sán khác. Mỗi ngày sán lợn có 4 - 5 đốt già rụng đi rồi vỡ trong ruột già để phóng thích trứng. Trứng theo phân ra môi trường bên ngoài hoặc chui qua đường hậu môn.

Nếu các đốt sán lợn vương vãi ở đất, bãi cỏ và cả ở vườn rau… thì vô tình người ăn rau sống không rửa sạch sẽ bị bệnh. Đặc biệt, loài lợn vô tính nuốt trứng hoặc nuốt đốt sán sẽ bị nhiễm sán, người ăn thịt lợn nhiễm sán không được nấu chín cũng bị ấu trùng sán lợn tấn công cơ thể.

Sán lợn gây nguy hiểm như thế nào?

Thông thường sán lợn ký sinh chủ yếu ở đường ruột sẽ không có triệu chứng. Người bệnh vô tình phát hiện khi đi xét nghiệm. Hoặc có khi triệu chứng nhẹ như buồn nôn, đau vùng thượng vị, tiêu chảy từng đợt, ăn có thể không ngon, cũng có khi đói cồn cào, ăn nhiều, sụt cân. Khi sán lợn bắt đầu thải các đốt sán qua phân thì triệu chứng này giảm đi. Người bệnh cũng có thể nhận biết mình mắc bệnh khi thấy đốt sán chui qua hậu môn giống màu sắc hoặc hình dạng xơ mít.

Nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rồi loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội. Trẻ nhiễm sán có thể bị co giật, thay đổi tính tình, rối loạn tim mạch. Còn nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.

Ở nhiệt độ nào sán lợn sẽ chết?

Nang ấu trùng chết ở âm 2 độ C, nhưng trong khoảng từ âm 2 độ C đến 0 độ C thì chúng vẫn sống được thêm 2 tháng. Ở nhiệt độ thường, chúng sống được trong 26 ngày, trong môi trường nước muối bão hòa chúng cũng sống được 22 ngày. Thịt lợn sống cần nấu chín ở nhiệt độ 45 - 50 độ C mới giết được ấu trùng sán lợn.

Mai Phương