Quy định mới về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
![]() |
Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể đóng 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần. Một lần đóng bằng mức đóng hằng tháng nhân 3 đối với phương thức đóng 3 tháng, nhân 6 đối với phương thức đóng 6 tháng và nhân 12 đối với phương thức đóng 12 tháng. Trong đó, mức đóng hằng tháng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn tại thời điểm đóng.
Về việc đóng bù cho số tháng chậm đóng, mức đóng được xác định dựa trên mức đóng hàng tháng, mức đóng 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần. Trong đó, mức đóng hằng tháng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng.
Về việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, theo các quy định hiện hành, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng, thấp nhất là 10%, cao nhất là 30%.
Do vậy, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trao đổi với Bộ Tài chính để thống nhất nội dung về hướng dẫn xác định số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ để đảm bảo việc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
![]() |
![]() |
![]() |
H.T
-
Chính phủ đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp
-
Xử lý phản ánh về việc doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội
-
Thêm nhiều quy định xử lý chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội
-
[Infographic] 9 nhóm điểm mới nổi bật của Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
-
Đề nghị làm rõ trách nhiệm để tình trạng trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội kéo dài
-
Quảng Ngãi: Cá voi nặng hơn 1 tấn trôi dạt vào bờ
-
Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm quản lý, vận hành trung tâm cai nghiện và công tác cai nghiện với CHDCND Lào
-
Lòng xe điếu - Từ đặc sản hiếm thành cơn sốt mạng xã hội
-
Hải Phòng: Chủ động phòng ngừa, đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
-
Hà Nội triển khai chi đặc thù cho lực lượng phòng, chống ma túy: Nên nhân rộng mô hình ra cả nước