Quan hệ Nga – Trung trong lĩnh vực năng lượng – Hợp tác và niềm tin

08:16 | 24/06/2020

726 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Quan hệ Nga – Trung đã được phát triển chưa từng có trong những năm qua, đặc biệt trong bối cảnh cả Nga và Trung Quốc đều đang phải đương đầu với đối thủ số một thế giới: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ với Tổng thống Trump đang giương cao ngọn cờ “Nước Mỹ trên hết”.
quan he nga trung trong linh vuc nang luong hop tac va niem tinH2 - Năng lượng tương lai (Kỳ 7)
quan he nga trung trong linh vuc nang luong hop tac va niem tinTriển vọng ngành năng lượng toàn cầu

Nga và Trung Quốc đang trở thành tâm điểm của thế giới, nổi bật là chính sách năng lượng và việc sử dụng năng lượng như một công cụ tăng cường vị thế địa chính trị của mỗi nước trên trường quốc tế.

Tạp chí Năng lượng mới Petrotimes trích giới thiệu mối quan hệ Nga-Trung nhìn từ góc độ hợp tác năng lượng giữa hai cường quốc. Bài viết của tác giả Elizabeth Wishnick là Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học bang Montclair, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Weatherhead East Asian, Đại học Columbia, qua giới thiệu của Minh Anh, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế.

Bắc Cực

quan he nga trung trong linh vuc nang luong hop tac va niem tin
Dự án LNG Bắc Cực của NovatekTrung Quốc tham gia 20% cổ phần

Trong một vài năm, các công ty Trung Quốc đã chật vật đầu tư vào các dự án năng lượng thượng nguồn lớn ở Nga, nhưng đến năm 2013, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã mua thành công 20% cổ phần trong dự án khí hóa lỏng Yamal đầu tiên. Quỹ Con đường tơ lụa tiếp bước vào năm 2016, mua 9,9% cổ phần và cung cấp một khoản vay 813 triệu USD. Ngân hàng Exim và Ngân hàng phát triển của Trung Quốc cung cấp một khoản vay khác trị giá 11 tỷ USD. Trung Quốc đã ký hợp đồng nhận mỗi năm 3 triệu tấn khí tự nhiên hóa lỏng trong vòng 20 năm từ dự án này. Tập đoàn Poly của Trung Quốc cũng đề xuất đầu tư 5,5 tỷ USD để phát triển cảng Archangelsk và kết nối Đường sắt Bắc Nam Belkomur, vốn có thể cung cấp thêm một hành lang giao thông cho hàng hóa Trung Quốc chuyển đến thị trường châu Âu. Dù cho dự án này, với tổng trị giá 20,8 tỷ USD, được đưa vào danh sách các dự án được Chính phủ Nga phê duyệt để phát triển miền Bắc nước Nga, dự kiến khai trương vào năm 2022, nhưng các quan chức Nga không nhất trí về lợi ích nó mang lại và việc xây dựng vẫn chưa bắt đầu.

CNPC và Tổng công ty dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã mua 10% cổ phần trong dự án khí tự nhiên hóa lỏng Yamal 2 vào tháng 4/2019. Các chuyên gia nghiên cứu Bắc Cực của Trung Quốc đặc biệt tự hào rằng đất nước của họ sẽ cung cấp cả công nghệ, chứ không chỉ vốn, để phát triển Bắc Cực. Chẳng hạn, Công ty TNHH Kỹ thuật Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (COOEC) sẽ sản xuất các mô-đun để hóa lỏng khí với chi phí 1,6 tỷ USD. Tháng 6/2019, Cơ quan Hóa học quốc gia Trung Quốc đã đồng ý đóng góp thiết bị chế biến dầu thô, một bến tàu, đường ống và bể chứa cho dự án phát triển giếng dầu Payakh trị giá 5 tỷ USD, mà có thể trở thành một trong những dự án phát triển dồi dào nhất của Nga, với 1,2 tỷ tấn dầu.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga vì nước này sáp nhập Crưm và can thiệp vào Ukraine đã khiến Nga mất đi vốn đầu tư và thiếu nhà cung cấp công nghệ cho các dự án năng lượng ở Bắc Cực, khiến sự can dự của Trung Quốc vào các dự án của Nga ở Bắc Cực càng được hoan nghênh. Đối với Trung Quốc, điều này thật bất ngờ vì nó giúp vượt qua được sự cảnh giác ban đầu của Nga về những lợi ích của Trung Quốc ở Bắc Cực - Nga, giống Canada, ban đầu phản đối địa vị quan sát viên của Trung Quốc trong Hội đồng Bắc Cực cho đến khi Trung Quốc đồng ý công nhận chủ quyền của các quốc gia Bắc Cực. Đối với Trung Quốc, hợp tác với Nga đáp ứng nhiều mục tiêu quan trọng. Nó giúp chứng minh vị thế mà Trung Quốc tự tuyên bố là “gần Bắc Cực”. Bằng việc kết nối Con đường tơ lụa địa cực với Con đường tơ lụa trên biển vào tháng 7/2017, Trung Quốc đã tìm thấy cơ hội để thúc đẩy dự án “Vành đai và Con đường” ở Nga (khi nhiều dự án khác bị đình trệ, chẳng hạn như tuyến đường sắt cao tốc Kazan). Hơn nữa, tại thời điểm căng thẳng với Mỹ gia tăng, hợp tác năng lượng Trung-Nga ở Bắc Cực cung cấp một nguồn khí tự nhiên hóa lỏng mới mà không phải đối mặt với những mối nguy hiểm trong việc cung cấp bằng đường biển như các loại năng lượng nhập khẩu khác. Việc tham gia các dự án năng lượng và giao thông ở Bắc Cực cũng mang đến cho Trung Quốc một cơ hội thể hiện khả năng khoan khí đốt và có được kinh nghiệm mới trong việc đi đến và vận chuyển ở Bắc Cực.

quan he nga trung trong linh vuc nang luong hop tac va niem tin
Tuyến đường biển bắc của Nga

Việc Trung Quốc ngày càng quan tâm đến Bắc Cực không phải không được Mỹ chú ý. Trong một bài phát biểu vào tháng 5/2019, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói về việc các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc mở đường cho sự hiện diện an ninh của nước này ở Bắc Cực. Cho rằng hành vi của Nga ở Bắc Cực và những hành động của Trung Quốc bên ngoài khu vực này là hung hăng, Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh phải cảnh giác trước hoạt động của cả hai nước này ở Bắc Cực. Trong khi lưu ý rằng Nga và Trung Quốc gây ra những thách thức khác nhau đối với lợi ích của Mỹ ở Bắc Cực, báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ về Bắc Cực tháng 6/2019 nói về khu vực này như “một hành lang cạnh tranh chiến lược tiềm năng” xuất phát từ Nga và Trung Quốc. Lần đầu tiên, báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ về quân đội Trung Quốc đề cập đến vai trò của Trung Quốc ở Bắc Cực và đưa ra khả năng Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự tại đây. Mặc dù báo cáo này coi Bắc Cực là một đấu trường đầy hứa hẹn mang lại các cơ hội thương mại, song Bộ Quốc phòng Mỹ lưu ý rằng việc Nga phản đối hoạt động của các tàu nước ngoài trên Tuyến đường Biển Bắc, nơi Nga quản lý như một tuyến đường thủy phủ băng theo UNCLOS 234, có thể dẫn đến những xích mích tiềm tàng với các lợi ích của Trung Quốc vì mục đích thương mại.

Bất chấp việc có cùng quan điểm về áp lực của Mỹ ở Bắc Cực, Nga và Trung Quốc vẫn tiếp tục có phần hoài nghi về các ý định của nhau. Các chuyên gia Trung Quốc nổi giận trước các quy định mà Nga áp đặt ở Tuyến đường Biển Bắc, tuyến đường thủy phía trên đường bờ biển Bắc Cực của họ, yêu cầu các nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng sử dụng các tàu treo cờ Nga và các quy định khác liên quan đến các khoản phí làm tăng chi phí vận chuyển ở Bắc Cực và khiến nó kém hấp dẫn đối với các công ty vận tải biển. Hơn nữa, mặc dù các nhà phân tích Trung Quốc hiểu rằng nhu cầu tài chính đã đưa Trung Quốc và Nga đến với nhau ở Bắc Cực, nhưng họ thừa nhận rằng môi trường an ninh ở khu vực này rất phức tạp và không phải hoàn toàn có lợi cho vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc. Nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu về vùng cực của Trung Quốc Deng Beixi lưu ý những lợi thế về địa lý mà Nga và Mỹ có được trong việc ngăn chặn Trung Quốc cũng như trong việc gây ra những thách thức đối với Trung Quốc về việc sử dụng Bắc Cực vì mục đích thương mại. Đại úy Hải quân Quân giải phóng nhân dân (PLA) Zuo Pengfei đã chỉ ra rằng một khi các lực lượng Trung Quốc biến sự hiện diện của họ trong khu vực trở thành điều bình thường, thì sức ép mà các đối thủ chiến lược gây ra đối với Trung Quốc sẽ giảm bớt.

Những đánh giá của Trung Quốc

Trong bối cảnh trong quan hệ Trung-Mỹ và Mỹ-Nga vẫn tiếp tục căng thẳng, các chuyên gia Trung Quốc đang tìm cách xác định biến số trong mối quan hệ Trung-Nga. Một vấn đề là quan hệ này có thể tiến xa đến đâu. Thỏa thuận ngày 5/6/2019 đã nâng mối quan hệ lên cấp cao nhất, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Cùng ngày, Thời báo Hoàn Cầu đã đăng một bài xã luận bác bỏ quan điểm cho rằng căng thẳng trong quan hệ Trung-Mỹ và Mỹ-Nga là động lực thúc đẩy quan hệ đối tác Trung-Nga. Bài xã luận nêu bật rằng các động lực nội tại mạnh mẽ hơn những thay đổi trong tam giác chiến lược trong việc định hình mối quan hệ Trung-Nga và dự báo rằng mối quan hệ đối tác sẽ được tăng cường dù cho chính sách của Mỹ có thế nào đi nữa.

Theo tác giả thì những thách thức lớn nhất sẽ đến từ các vùng ngoại vi của hai nước, đặc biệt là Trung Á và Bắc Cực. Biến đổi khí hậu ở Bắc Cực sẽ mở ra những khu vực vận chuyển và đánh bắt cá mới, vốn có thể khiến Trung Quốc có khả năng hành động độc lập hơn với Nga, đặc biệt khi vùng thượng lưu Bắc Cực tan băng để có thể đi lại và Trung Quốc không còn bị giới hạn ở tuyến đường Biển Bắc do Nga quản lý. Vẫn còn phải xem xem Nga muốn hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc ở Bắc Cực đến mức nào, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh và liệu điều này có tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc có vai trò lớn hơn trong các vấn đề Bắc Cực hay không.

Ở Trung Á, Trung Quốc đã mở rộng danh mục an ninh của mình bằng cách thiết lập các đồn an ninh biên giới ở Tajikistan và cung cấp nhân sự cho họ. Điều này làm thay đổi sự phân công lao động không chính thức giữa hai nước – Nga mang lại an ninh và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác kinh tế. Hiện vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng sự hiện diện an ninh ở Trung Á hay không, và nếu vậy thì Nga sẽ phản ứng như thế nào.

Tuy nhiên, với việc Tập Cận Bình không phải đối mặt với giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước và việc nước Nga tiến hành sửa đổi Hiến pháp để Putin không bị giới hạn nhiệm kỳ tổng thống, mối quan hệ cá nhân mạnh mẽ giữa hai nhà lãnh đạo sẽ cho phép họ tiếp tục từ trên điều khiển mối quan hệ này. Mặc dù những nỗ lực của họ trái ngược với sự phối hợp yếu kém trong hợp tác xuyên biên giới, nhưng sự tương đồng về các cách tiếp cận và cách thức quản trị giúp củng cố mối quan hệ đối tác và có thể giúp bảo vệ nó khỏi những thách thức bên ngoài.

Dù có bằng chứng cho thấy hợp tác ở mức độ sâu sắc hơn, nhưng có những giới hạn đối với sự hợp tác trong tất cả các lĩnh vực vấn đề này. Các nhà phân tích Trung Quốc về quan hệ đối tác Trung-Nga hiện đang tranh luận về việc hợp tác với Nga khả thi và được mong muốn đến mức nào. Trong tương lai, mối quan hệ mạnh mẽ giữa Tập Cận Bình và Putin, cả hai đã thực hiện các bước đi để duy trì quyền lực trong tương lai gần, có khả năng duy trì sự ổn định trong mối quan hệ đối tác này. Hơn nữa, hai nước có lợi ích tương đồng trong một số lĩnh vực quản trị độc đoán, bao gồm chủ quyền Internet và không can thiệp vào công việc nội bộ. Tuy nhiên, những thay đổi trong môi trường bên ngoài của họ, bao gồm cả mối quan hệ của họ với Mỹ cũng như những diễn biến ở Trung Á và Bắc Cực, sẽ thử thách việc củng cố quan hệ đối tác Trung - Nga.

PV

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc