Quần áo Trung Quốc bị thất sủng tại Mỹ
Trong một lần đi mua sắm tại Mỹ, chúng tôi nhận thấy lượng quần áo Trung Quốc đã giảm mạnh, trùng khớp với những gì báo chí đưa tin về tình hình sản xuất suy giảm ở đất nước 1 tỉ dân này.
Một ngày cuối tuần, chúng tôi đi mua cho con gái một ít quần áo mới. Đến chuỗi các cửa hàng bán đồ thể thao nổi tiếng của Mỹ như Dick’s Sporting Goods, Nike, Adidas, North Face, Under Armor… có nhiều mẫu mã đa dạng phong phú, rất nhanh chúng tôi đã mua được 5 chiếc áo, và 2 chiếc quần.
![]() |
Quần áo Trung Quốc đã không còn chiếm thế áp đảo tại Mỹ (Ảnh: Internet) |
Về đến nhà, trong lúc con gái đang lật mác quần áo, tôi hài hước nói với con: “Mặc dù đều là các thương hiệu nổi tiếng, thế nhưng mẹ đoán có thể nó đều được sản xuất tại Trung Quốc”. Không ngờ cô con gái trả lời,“Con nhớ hồi trước mẹ từng nói quần áo Trung Quốc tại Mỹ đang bị giảm bớt thị phần”. Quả thực là như vậy, 7 món đồ này chỉ có một chiếc quần Nike là quần áo Trung Quốc.
Tôi lật ra xem, quả thực là như vậy.
![]() |
Trên đồ thể thao Nike này có ghi được sản xuất từ Việt Nam. (Ảnh: Heller10.blog) |
![]() |
Trên món đồ này thì ghi sản xuất ở Ai Cập. (Ảnh: Heller10.blog) |
![]() |
Hai chiếc quần của Adidas được sản xuất từ Bangladesh và Thái Lan. (Ảnh: Heller10.blog) |
![]() |
Còn một chiếc Nike nữa được sản xuất từ Thái Lan, chỉ có một chiếc Nike khác nữa là quần áo Trung Quốc. (Ảnh: Heller10.blog) |
Báo nước ngoài
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025