Phát triển ngành công nghiệp ôtô- Cần giải pháp đồng bộ
![]() |
Việt Nam hiện có khoảng 173 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô |
20 năm vẫn chỉ lắp ráp
Tại Hội thảo Phát triển công nghiệp hỗ trợ, kết nối cung cầu, phục vụ cho sản xuất và lắp ráp xe ôtô thương mại và chuyên dụng tại Việt Nam tổ chức mới đây, TS. Lê Huy Khôi - Phụ trách Phòng nghiên cứu và Dự báo thị trường, Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương - cho biết: Việt Nam hiện có khoảng 173 doanh nghiệp (DN) sản xuất, lắp ráp ôtô với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 500.000 xe/năm; xe sản xuất trong nước đáp ứng 70% nhu cầu thị trường.
Điều đáng mừng là hiện nay, một số DN sản xuất, lắp ráp ôtô lớn trong nước đang có kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh với quyết tâm phát triển ngành công nghiệp ôtô bài bản, dài hạn, như Thaco đã khánh thành xây dựng nhà máy sản xuất ôtô Thaco - Mazda; nhà máy sản xuất xe máy điện và ôtô của Vinfast đang bắt đầu giai đoạn xây dựng đầu tiên… Các dự án này đều đặt mục tiêu nội địa hóa từ 40% trở lên để phục vụ thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Tuy nhiên, ngoài những điểm sáng kể trên, nhìn chung, sau 20 năm hưởng ưu đãi của một ngành sản xuất mũi nhọn, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam vẫn chỉ là ngành công nghiệp lắp ráp với công việc chính là nhập khẩu linh kiện, lắp ráp và phân phối trên thị trường nội địa. TS. Lê Huy Khôi cho rằng, dây chuyền sản xuất ngành ôtô Việt Nam hiện nay chủ yếu gồm 4 công đoạn: Hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra. Bên cạnh đó, tỷ lệ nội địa hóa thấp, từ 10% - 40%; giá xe ôtô của Việt Nam hiện cũng cao gấp 1,2 - 1,8 lần giá xe của các nước, nguyên nhân do giá bộ linh kiện đầu vào, chi phí sản xuất và thuế cao. Điều này phản ánh thực tế, công nghiệp phụ trợ ngành ôtô chưa phát triển. Hiện nay, Việt Nam chỉ mới có khoảng 40 DN FDI và khoảng 30 DN trong nước cung cấp các loại linh kiện, phụ tùng ôtô với quy mô nhỏ.
Tái cơ cấu sản xuất
Đưa ra giải pháp vực dậy ngành công nghiệp ôtô, TS. Lê Huy Khôi cho rằng, Bộ Công Thương cần triển khai đánh giá một cách toàn diện về thực trạng sẵn sàng tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 của ngành sản xuất ôtô. Trên cơ sở đó, rà soát, xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp ôtô thật tốt; nghiên cứu, thiết kế chiến lược bám sát với chuỗi giá trị sản xuất ngành ôtô trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Đồng thời, tái cơ cấu trên cơ sở dự báo và xác định lại chuỗi giá trị ngành sản xuất ôtô; ưu tiên phát triển những khâu mà chúng ta có lợi thế; thúc đẩy mạnh các ngành công nghiệp hỗ trợ…
Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính) - cho rằng, muốn phát triển được ngành công nghiệp ôtô cần phải có hệ thống chính sách đồng bộ, đặc biệt là chính sách thuế. Trong thời gian tới, việc ban hành và hoàn thiện các chính sách thuế cần được xây dựng theo hướng ưu đãi, đặc biệt là với các dòng xe chiến lược. Hệ thống chính sách cũng cần được thiết kế đồng bộ, đảm bảo tính ổn định, nhất quán trong thời gian dài, phù hợp với xu thế hội nhập, tạo sự tin tưởng đối với người tiêu dùng và nhà sản xuất.
Theo dự báo, tăng trưởng sản xuất xe ôtô trong nước đạt bình quân 18,5% trong giai đoạn 2018-2025. Sản lượng sản xuất sẽ đạt khoảng 531.585 xe vào năm 2025 và 1.767.000 xe vào năm 2035. |
Theo Báo Công Thương
-
Trung bình một phút, các hãng ô tô có thể sản xuất ra bao nhiêu chiếc xe?
-
Bất chấp Covid-19, người Việt vẫn chi 5 tỷ USD để mua xe hơi và linh kiện
-
Giải "Xe của năm 2021" tại Đức thuộc về... một mẫu xe Nhật
-
Xe Đức về Việt Nam bắt đầu rẻ vì "hưởng lợi" từ EVFTA
-
Việt Nam sắp "vượt mặt" Thái Lan, trở thành "ông lớn" ngành xe hơi khu vực?
-
Công nghiệp ô tô vẫn... ì ạch
- Ngành nông nghiệp: Liên kết chuỗi để phát triển bền vững
- Tốc độ tăng trưởng về du hành hàng không Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á
- Xuất khẩu hàng hóa trực tuyến: Hướng đi tất yếu của doanh nghiệp
- Hải Phòng "thông chốt" cho hàng hóa Hải Dương, doanh nghiệp thở phào
- Ô tô Trung Quốc muốn "làm mưa làm gió" ở Việt Nam không hề dễ dàng
- Tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào năng lượng
- Nông sản Hải Dương: Vì sao Hải Phòng "cấm cửa", Hà Nội rộng đường chào đón?
- Tháo gỡ khó khăn lưu thông hàng hóa do dịch Covid-19
- Ngư dân Quảng Nam trúng đậm mùa cá hố
- Hành lá rẻ như cho, bán 3 kg không mua nổi 1 cốc trà đá: Dân nhổ, vứt bỏ
- Đến 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%
-
Việt Nam đã có 4 nhóm hàng xuất khẩu vượt tỷ USD
-
Các hệ thống phân phối của Hà Nội nỗ lực hỗ trợ tiêu thụ nông sản từ Hải Dương
-
"Giải cứu" nông sản: Những lời "gan ruột" từ tâm dịch Hải Dương!
-
Bộ Công Thương: Khẩn cấp chung tay gỡ khó cho nông sản vùng dịch
-
Thương lái bỏ cọc, thủ phủ mai vàng Bình Định vẫn thu về 80 tỷ đồng