Pháp - Đức tranh cãi căng thẳng về điện hạt nhân và xe điện
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz |
Lãnh đạo 27 nước thành viên EU đã đến Brussels trong hai ngày 23 và 24/3 để thảo luận về xung đột Ukraine và các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế châu Âu, đây là các điểm chính trong buổi nghị sự.
Khi Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel đến, đồng minh của Đức trong việc phản đối nguyên tử, ông đã bảo vệ quan điểm của mình. “Năng lượng hạt nhân? Nó không an toàn, không nhanh, không rẻ và không thân thiện với môi trường”, ông nói.
Một cuộc họp song phương Pháp - Đức cũng được lên kế hoạch vào sáng thứ Sáu (ngày 24/3) khi quan hệ giữa hai cường quốc châu Âu căng thẳng trong nhiều tháng qua.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang phải đối mặt với các cuộc biểu tình chống lại cải cách lương hưu. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đang gặp khó khăn trong các cuộc thăm dò và vướng vào sự chia rẽ trong liên minh.
Paris và Berlin đã xung đột vào tuần trước về vai trò của năng lượng hạt nhân trong một đề xuất quy định của Ủy ban châu Âu về chính sách công nghiệp.
Pháp và hàng chục quốc gia dựa vào công nghệ này muốn công nhận nguyên tử là phương tiện hỗ trợ để khử cacbon cho nền kinh tế, trái với quan điểm của Đức và một số quốc gia phản đối hạt nhân.
Cuối cùng, Paris đã đề cập đến hạt nhân và giành được chiến thắng mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, trên thực tế, lĩnh vực này gần như không được hưởng lợi từ bất kỳ lợi thế nào mà văn bản quy định, chẳng hạn như việc đẩy nhanh các thủ tục cấp phép dự án hoặc các phương tiện tài chính sẽ mang lại lợi ích cho năng lượng tái tạo.
Tổng thống Emmanuel Macron sẽ cố gắng thuyết phục những người đồng cấp về sự cần thiết trong việc mở rộng thêm phạm vi ủng hộ Một trận chiến đang diễn ra để sửa đổi văn bản trong Hội đồng, nơi tập hợp 27 quốc gia thành viên EU và trong Nghị viện châu Âu.
Một vấn đề gây tranh cãi khác, đó là ô tô. Vào đầu tháng 3, Đức đã khiến các nước châu Âu sốc khi chặn một văn bản quan trọng trong kế hoạch khí hậu của EU về lượng khí thải CO2 từ ô tô mà EU đã phê duyệt.
Sự đảo ngược của Đức
Văn bản áp dụng động cơ điện 100% cho các phương tiện mới từ năm 2035 là chủ đề của một thỏa thuận vào tháng 10 giữa các Quốc gia Thành viên và các nhà đàm phán của Nghị viện Châu Âu, và đã được thành viên của Nghị viện Châu Âu chính thức thông qua vào giữa tháng 2 vừa qua.
Để chứng thực cho việc tìm cách đảo ngược thỏa thuận của EU, Đức đã yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra một đề xuất mở đường cho các phương tiện chạy bằng nhiên liệu tổng hợp, một điều khoản đã được quy định trong thỏa thuận đạt được vào năm ngoái.
Công nghệ này vẫn đang được phát triển, sẽ bao gồm sản xuất nhiên liệu từ CO2 thu từ các hoạt động công nghiệp sử dụng điện carbon thấp. Nhờ sự bảo vệ đặc biệt từ các nhà sản xuất cao cấp của Đức và Ý, công nghệ này sẽ giúp mở rộng việc sử dụng động cơ nhiệt sau năm 2035.
Ủy ban châu Âu đang tiến hành các cuộc thảo luận phức tạp với Berlin để tìm ra lối thoát. Trong một văn bản riêng, ý tưởng nêu rõ cách EU có thể bật đèn xanh cho nhiên liệu tổng hợp trong tương lai nhưng không ảnh hưởng đến các mục tiêu giảm CO2.
“Đó chỉ là vấn đề tìm ra cách phù hợp để thực hiện lời hứa lâu nay của Ủy ban. Và nếu tôi hiểu đúng các cuộc thảo luận, thì nó đang đi đúng hướng”, Thủ tướng Olaf Scholz phát biểu tại Brussels, đồng thời đảm bảo Ủy ban châu Âu sẽ đệ trình một đề xuất.
Các tổ chức phi chính phủ về môi trường phản đối gay gắt công nghệ này vì cho rằng nó tốn kém, tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm.
Một số quan chức lo ngại về vấn đề liên quan đến các thủ tục của EU có thể làm hỏng nhiều văn bản, đặc biệt là kế hoạch chống biến đổi khí hậu của châu Âu, nếu các quốc gia khác cũng làm theo trường hợp này.
“Toàn bộ cơ cấu ra quyết định của châu Âu sẽ sụp đổ nếu tất cả chúng ta đều hành động như vậy”, Thủ tướng Latvia Krisjanis Karins chỉ trích.
Người đứng đầu chính phủ Bỉ Alexander De Croo nhấn mạnh: “Hầu hết các quốc gia đều nói chúng ta đã thực hiện lộ trình này (về xe điện), chúng ta đừng thay đổi lộ trình”.
“Chúng tôi không muốn quay trở lại thời điểm năm 2035”, Điện Elysée nhấn mạnh.
Chính quyền Mỹ công bố gói hỗ trợ 1,2 tỷ USD cho điện hạt nhân |
Anh trình bày chi tiết kế hoạch tăng tốc phát triển điện hạt nhân |
Quốc hội Pháp thông qua dự luật phục hồi điện hạt nhân |
Nh.Thạch
AFP
-
Trung Quốc lần đầu tăng “rót tiền” cho châu Phi sau 7 năm
-
Du lịch "bùng nổ", hàng không Nhật Bản thiếu phi công nghiêm trọng
-
Canada áp thuế 100% đối với xe điện Trung Quốc
-
"Ông lớn" năng lượng Na Uy dừng đầu tư điện gió ngoài khơi tại Việt Nam
-
Căng thẳng thương mại gia tăng, Trung Quốc "nhắm" vào ngành sữa của EU