Phân biệt chất béo xấu và tốt
Phát hiện bất ngờ về chất béo trong cơ thể người | |
FDA cấm chất béo trans nhân tạo trong thực phẩm đóng gói và thức ăn nhà hàng |
Ý kiến chung về thực phẩm có hàm lượng chất béo cao là chúng không tốt cho sức khỏe, không lành mạnh, và có thể dẫn đến các vấn đề như béo phì và bệnh tim.
Bên cạnh một số loại thực phẩm béo tiềm tàng gây hại như thức ăn nhanh, còn có một số loại chất béo thực sự tốt cho cơ thể.
![]() |
Mặc dù nhận thức chung của chúng ta về chất béo thường là tiêu cực, nhưng nó cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. Ăn chất béo cho phép cơ thể hấp thụ các vitamin tan trong chất béo A, D, E và K trong khi cung cấp các axit béo thiết yếu.
Các chất béo được tìm thấy trong thực phẩm thường được chia thành hai loại: bão hòa và không no.
Chất béo không bão hoà
Chất béo không bão hòa là chất béo 'tốt', và có thể là không bão hòa đa hoặc không bão hòa đơn.
Chất béo không bão hòa được coi là tốt vì nó góp phần duy trì cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) trong máu, và làm giảm cholesterol LDL (lipoprotein mật độ thấp).
HDL mang cholesterol ra khỏi các tế bào và trở lại gan, nơi nó bị phân hủy hoặc bị đào thải ra khỏi cơ thể như một chất thải.
Tuy nhiên, LDL mang cholesterol đến các tế bào cần nó, nhưng nếu có quá nhiều cholesterol, nó có thể tích tụ trong các thành động mạch, dẫn đến bệnh của các động mạch.
Thực phẩm có chứa chất béo chưa bão hòa bao gồm trái bơ, dầu ô liu và các loại hạt.
Chất béo bão hoà
Chất béo bão hoà là chất béo xấu vì nó làm tăng cholesterol LDL trong máu, làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa bao gồm bơ, sô cô la và các sản phẩm thịt.
Thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa có thể là một cách tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Chất béo chuyển hoá
Thậm chí tệ hơn chất béo bão hòa là chất béo chuyển hóa.
Chất béo chuyển hoá được tạo ra bởi quá trình hydro hóa dầu, và thường được tìm thấy trong thực phẩm chiên và nướng.
Chất béo chuyển hoá tự nhiên được tìm thấy trong một lượng nhỏ các sản phẩm từ sữa, như pho mát và kem, cũng như thịt bò, thịt cừu.
Chất béo chuyển hoá cũng có thể được sản xuất khi dầu thực vật thông thường được đun nóng để chiên thức ăn ở nhiệt độ rất cao, cũng như trong bánh quy, bánh nướng và bánh ngọt.
Chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh tiểu đường loại 2.
Bộ Y tế Anh đưa ra khuyến cáo chung rằng tổng lượng chất béo của một người không được vượt quá 35% tổng lượng calo của họ, trong khi tổng lượng chất béo bão hòa của họ không được vượt quá 11% năng lượng họ nhận được từ thực phẩm.
Bạn có thể theo dõi lượng chất béo bão hòa và không bão hòa mà bạn tiêu thụ bằng cách đọc các nhãn dinh dưỡng trên bao bì thực phẩm.
Đặng Thanh
- Tử vi tuần mới (14-20/4/2025): Tuổi Hợi vận may tài lộc, tuổi Sửu cơ hội thăng tiến
- Tử vi tuần mới (7-13/4/2025): Tuổi Mùi hạnh phúc vẹn tròn, tuổi Mão công danh sáng rõ
- Tử vi tháng 4/2025: Tuổi Ngọ sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân vượng vận đào hoa
- Tử vi tuần mới (31/3-6/4/2025): Tuổi Tý tài lộc vượng phát, tuổi Dậu quý nhân trợ vận
- Tử vi tuần mới (24-30/3/2025): Tuổi Sửu nỗ lực không ngừng, tuổi Dần tài lộc bội thu
- Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
- Tử vi tuần mới (17-23/3/2025): Tuổi Thân tài chính khởi sắc, tuổi Dậu sự nghiệp thuận lợi
- Tử vi tuần mới (10-16/3/2025): Tuổi Tý chuyển biến tích cực, tuổi Thìn công danh khởi sắc