Niềm tin của doanh nghiệp châu Âu với Việt Nam

07:55 | 28/03/2018

983 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Nhiều năm qua, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam không ngừng mở rộng và mang lại nhiều lợi ích đối với các doanh nghiệp (DN) thành viên. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập EuroCham và 10 năm ra mắt Sách Trắng (ấn phẩm thứ 10 - năm 2018 - có chủ đề về Hiệp định thương mại tự do châu Âu - Việt Nam), phóng viên Báo Năng lượng Mới đã có cuộc phỏng vấn ông Gellert Horvath - đồng Chủ tịch EuroCham Việt Nam về tình hình đầu tư của các DN châu Âu vào Việt Nam.

PV: Ông có thể cho biết kết quả khảo sát về chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý IV/2017 của DN châu Âu tại Việt Nam?

niem tin cua doanh nghiep chau au voi viet nam
Ông Gellert Horvath

Ông Gellert Horvath: Hiện nay, EuroCham có khoảng hơn 900 thành viên tại Việt Nam, nhưng con số DN châu Âu có liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam có thể lên tới 2.000-3.000.

Các DN của chúng tôi đều cảm nhận được môi trường kinh doanh ở Việt Nam được cải thiện rất nhiều. Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Chính phủ Việt Nam đã thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô tốt với lạm phát vẫn duy trì ở mức độ một chữ số. Môi trường kinh doanh ổn định đã củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư, thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Kết quả khảo sát chỉ số BCI quý IV/2017 của DN châu Âu tại Việt Nam cho thấy, gần 90% DN mong muốn duy trì hoặc tăng đầu tư tại Việt Nam. Euro Cham tin rằng, sự quan tâm đó sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh hơn nữa.

Theo kết quả khảo sát chỉ số BCI quý IV/2017, có tới 46,4% nhận định kinh tế vĩ mô Việt Nam sẽ ổn định và cải thiện trong quý tiếp theo; 40,6% nhận định tình hình sẽ được giữ nguyên như hiện tại. Về lạm phát, có tới 65,2% DN tham gia khảo sát tin tưởng lạm phát sẽ chỉ có tác động rất nhỏ đối với hoạt động của họ trong quý tiếp theo; 18,8% đánh giá sẽ không có ảnh hưởng gì và chỉ có 14,5% cho rằng có ảnh hưởng đáng kể (giảm từ mức 20% của quý II/2017).

Kết quả khảo sát BCI quý IV/2017 cho thấy, có tới gần 90% DN châu Âu mong muốn duy trì hoặc tăng đầu tư tại Việt Nam. Sự thật đáng tin cậy đó có thể tiếp tục truyền cảm hứng đối với Chính phủ Việt Nam để cải thiện môi trường kinh doanh hơn nữa.

Kết quả khảo sát BCI quý IV/2017 cho thấy, có tới gần 90% DN châu Âu mong muốn duy trì hoặc tăng đầu tư tại Việt Nam. Sự thật đáng tin cậy đó có thể tiếp tục truyền cảm hứng đối với Chính phủ Việt Nam để cải thiện môi trường kinh doanh hơn nữa.

PV: Ông nhìn nhận thế nào về nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của Chính phủ Việt Nam thời gian qua?

Ông Gellert Horvath: Nhìn chung là theo hướng chuyển biến tích cực. Cách thức tiếp cận và tiến hành các thủ tục pháp lý có nhiều cải thiện, các thủ tục hành chính không cần thiết để các DN có thể triển khai kinh doanh hay muốn mở nhà máy sản xuất tại Việt Nam đã được cắt giảm bớt...

Là cơ quan đại diện cho các DN châu Âu hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi cũng thường xuyên ghi nhận các ý kiến về các vấn đề vướng mắc mà DN gặp phải để phản ánh lên Chính phủ. Chúng tôi cũng đã tổ chức nhiều cuộc gặp DN với Chính phủ và các nội dung đều được lắng nghe với thái độ cầu thị. Tôi nghĩ, làm việc với các DN và lắng nghe ý kiến từ các DN là rất cần thiết để Chính phủ, DN, xã hội và cả nền kinh tế cùng tiến lên.

Tôi cũng muốn dẫn lại kết quả khảo sát BCI quý IV/2017 vừa qua cho thấy, có tới gần 90% DN châu Âu mong muốn duy trì hoặc tăng đầu tư tại Việt Nam. Chúng tôi tin rằng, sự quan tâm và mong muốn đó có thể tiếp tục truyền cảm hứng cho Chính phủ Việt Nam để cải thiện môi trường kinh doanh hơn nữa, đặc biệt liên quan đến những thay đổi trong khuôn khổ pháp lý giúp Việt Nam hoàn thành cam kết theo Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA).

PV: Theo nhiều chuyên gia kinh tế thì EVFTA được xem là một thỏa thuận sáng tạo và đầy tham vọng. Khi EVFTA có hiệu lực, giao thương giữa hai bên sẽ tăng trưởng như thế nào, thưa ông?

Ông Gellert Horvath: Nhận định của chúng tôi về những lợi ích của EVFTA là một tương lai tươi sáng đang chờ đón quan hệ thương mại giữa EU và Việt Nam.

Một khi được phê duyệt và có hiệu lực, EVFTA sẽ tạo ra lực đẩy khổng lồ cho cả Việt Nam và EU, bắt đầu từ việc giảm thuế quan dần đối với rất nhiều loại hàng hóa. Việt Nam dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ nhờ thực hiện EVFTA. Tăng trưởng kinh tế ước tăng thêm 2,5% vào năm 2020, 4,6% vào năm 2025 và 4,3% hoặc cao hơn vào năm 2030 so với trước khi EVFTA có hiệu lực. Theo quan điểm này, so với hoạt động kinh doanh bình thường, dự báo Việt Nam có thể thu thêm được 3,2 tỉ USD năm 2020, 6,7 tỉ USD năm 2025 và 7,2 tỉ USD năm 2030. Điều này cũng sẽ làm tăng đáng kể mức lương thực tế và thu nhập hộ gia đình ở Việt Nam.

EVFTA sẽ thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của Việt Nam trên tất cả các ngành và lĩnh vực. Hiệp định này còn cải thiện khuôn khổ pháp lý và môi trường đầu tư kinh doanh, giảm thuế quan và các rào cản thương mại, nâng cao tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cũng như đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Vì vậy, EVFTA không chỉ tạo thuận lợi cho việc kinh doanh giữa EU và Việt Nam, mà còn mang lại một tín hiệu rất tích cực cho thấy Việt Nam là điểm đến rất hấp dẫn và lý tưởng đối với các DN nước ngoài.

PV: Theo ông, đâu là những thách thức chính đối với kinh tế Việt Nam hiện nay? EuroCham có các khuyến nghị gì đối với Chính phủ Việt Nam?

Ông Gellert Horvath: Tôi nghĩ khi đến Việt Nam như một đối tác FDI thì một trong những vấn đề đáng quan tâm là cần có được chuỗi cung ứng tốt để hỗ trợ cho các DN trong nước có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, vấn đề cấp phép cũng còn nhiều phức tạp, các vấn đề khác như giáo dục, đào tạo nghề cho người lao động còn bất cập. Vấn đề visa và giấy phép cho người lao động nước ngoài cũng còn khá nhiều thủ tục phức tạp… Tuy nhiên, về tổng thể thì kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh đều khá tích cực.

Trong những thách thức kể trên, tôi cho rằng, giáo dục và đào tạo nghề là đặc biệt quan trọng, vì các DN luôn rất cần lao động có tay nghề tốt. Còn về môi trường kinh doanh thì việc có được một khung khổ pháp lý, chính sách tốt và có thể dự báo được để cho các DN chủ động triển khai đầy đủ trong thực tế. Đây là điều quan trọng không kém, nhất là khi Việt Nam đang hướng đến tăng trưởng bền vững. Bởi chỉ khi triển khai tốt các quy định, chính sách đã đưa ra và khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường thì khi đó các DN mới có thể hoạt động bền vững. Chính vì vậy, cùng với xuất bản Sách Trắng hằng năm thì bắt đầu từ năm ngoái, chúng tôi cũng xuất bản thường niên cuốn Sách Xanh để góp phần hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững ở Việt Nam.

PV: Xin cảm ơn ông!

Theo ông Joaquim Torrinha - Phó giám đốc EuroCham Việt Nam, trong quý IV/2017, có trên 60% DN thành viên EuroCham làm ăn tốt, số DN thua lỗ chỉ chiếm chưa đến 3%; 50% số DN tham gia khảo sát cho biết, sẽ tuyển thêm nhân lực trong thời gian tới. Đáng chú ý, có 50-60% các DN có nguyện vọng đầu tư thêm vào Việt Nam.

Đông Nghi - Xuân Hinh

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 82,600 84,800
AVPL/SJC HCM 82,600 84,800
AVPL/SJC ĐN 82,600 84,800
Nguyên liệu 9999 - HN 74,250 75,250
Nguyên liệu 999 - HN 74,150 75,150
AVPL/SJC Cần Thơ 82,600 84,800
Cập nhật: 28/04/2024 03:45
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 7,385 7,590
Trang sức 99.9 7,375 7,580
NL 99.99 7,380
Nhẫn tròn k ép vỉ T.Bình 7,360
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 7,450 7,620
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 7,450 7,620
Miếng SJC Thái Bình 8,320 8,520
Miếng SJC Nghệ An 8,320 8,520
Miếng SJC Hà Nội 8,320 8,520
Cập nhật: 28/04/2024 03:45
SJC Mua vào Bán ra
SJC 1L, 10L, 1KG 83,000 85,200
SJC 5c 83,000 85,220
SJC 2c, 1C, 5 phân 83,000 85,230
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ 73,800 75,500
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.3 chỉ, 0.5 chỉ 73,800 75,600
Nữ Trang 99.99% 73,700 74,700
Nữ Trang 99% 71,960 73,960
Nữ Trang 68% 48,451 50,951
Nữ Trang 41.7% 28,803 31,303
Cập nhật: 28/04/2024 03:45

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng VCB
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CHF 27,068.64 27,342.06 28,241.61
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
DKK - 3,577.18 3,717.11
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
INR - 303.14 315.51
JPY 156.74 158.32 166.02
KRW 15.92 17.69 19.31
KWD - 82,091.26 85,440.87
MYR - 5,259.06 5,378.02
NOK - 2,255.10 2,352.71
RUB - 262.74 291.09
SAR - 6,734.96 7,009.77
SEK - 2,276.86 2,375.42
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
THB 605.58 672.87 699.19
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Cập nhật: 28/04/2024 03:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Vietinbank
AUD 16,236 16,256 16,856
CAD 18,226 18,236 18,936
CHF 27,195 27,215 28,165
CNY - 3,427 3,567
DKK - 3,544 3,714
EUR #26,239 26,449 27,739
GBP 31,092 31,102 32,272
HKD 3,107 3,117 3,312
JPY 155.83 155.98 165.53
KRW 16.19 16.39 20.19
LAK - 0.69 1.39
NOK - 2,215 2,335
NZD 14,779 14,789 15,369
SEK - 2,245 2,380
SGD 18,035 18,045 18,845
THB 632.42 672.42 700.42
USD #25,060 25,060 25,458
Cập nhật: 28/04/2024 03:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,150.00 25,158.00 25,458.00
EUR 26,649.00 26,756.00 27,949.00
GBP 31,017.00 31,204.00 32,174.00
HKD 3,173.00 3,186.00 3,290.00
CHF 27,229.00 27,338.00 28,186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16,234.00 16,299.00 16,798.00
SGD 18,295.00 18,368.00 18,912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18,214.00 18,287.00 18,828.00
NZD 14,866.00 15,367.00
KRW 17.65 19.29
Cập nhật: 28/04/2024 03:45
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25135 25135 25455
AUD 16392 16442 16947
CAD 18369 18419 18874
CHF 27560 27610 28172
CNY 0 3461.3 0
CZK 0 1020 0
DKK 0 3540 0
EUR 26970 27020 27722
GBP 31472 31522 32177
HKD 0 3140 0
JPY 159.97 160.47 164.98
KHR 0 5.6713 0
KRW 0 17.6 0
LAK 0 1.0325 0
MYR 0 5445 0
NOK 0 2260 0
NZD 0 14907 0
PHP 0 385 0
SEK 0 2360 0
SGD 18437 18487 19040
THB 0 645.7 0
TWD 0 779 0
XAU 8270000 8270000 8460000
XBJ 6000000 6000000 6550000
Cập nhật: 28/04/2024 03:45