Những quốc gia nào từng bỏ án tử hình?
![]() |
Tiêm thuốc độc là hình thức thi hành án tử phổ biến ở Mỹ |
Điều đáng chú ý là trong số các quốc gia duy trì án tử hình có Mỹ và Trung Quốc, hai nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay.
Những người ủng hộ án tử hình thường cho rằng mối đe dọa bị lên ghế điện giật hoặc bị tiêm thuốc độc sẽ tác động mạnh hơn và có sức răn đe nhiều hơn để hạn chế phạm tội so với việc chỉ phải tù nhưng vẫn được sống. Họ cũng nêu quan điểm rằng sử dụng tiền thuế của dân lành để nuôi bọn tội phạm đáng tội chết (dù chỉ là nuôi trong tù) là một việc làm hết sức phi lý.
Những người phản đối án tử hình thì cho rằng quá trình tố tụng và xét xử có thể xảy ra sai sót dẫn đến bản án tử hình oan sai và như vậy nạn nhân vô tội vĩnh viễn không còn có cơ hội làm lại cuộc đời. Việc bãi bỏ án tử hình cũng là một trong những tiêu chuẩn để được gia nhập một số tổ chức quốc tế chẳng hạn Hội đồng châu Âu.
Tuy nhiên, cũng có một số quốc gia trước đây từng bỏ án tử hình nhưng sau đó đã áp dụng trở lại, do tình hình thực tế của xã hội đòi hỏi (chẳng hạn tình trạng phm pháp nghiêm trọng tăng quá cao). Xin nêu một số thí dụ điển hình:
Pakistan
Năm 2015, Pakistan phục hồi án tử hình vốn bị bãi bỏ từ năm 2008. Ban đầu, án tử chỉ áp dụng cho các đối tượng tham gia các tổ chức khủng bố. Tháng 12/2014, sau khi 9 tay súng thuộc tổ chức Taliban Pakistan tấn công trường thiếu sinh quân Peshavar, giết chết 145 học viên tuổi từ 10 đến 18, Pakistan tuyên bố khôi phục án tử dành cho bọn khủng bố.
Đến tháng 3/2015, Pakistan áp dụng án tử đối với mọi loại tội phạm trong xã hội, trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, với điều kiện không còn có yếu tố nào nữa để bào chữa giảm án và đơn xin ân xá bị tổng thống bác.
Chỉ trong vòng 4 tháng sau khi án tử hình được tái lập, tại Pakistan đã có hơn 100 tội phạm các loại (bao gồm cả khủng bố) bị hành quyết (nước này áp dụng hình thức treo cổ).
Indonesia
Do đặc trưng vị trí địa lý của mình, Indonesia là địa điểm hoạt động và lẩn trốn lý tưởng cho các băng đảng tội phạm quốc tế. Đặc biệt, tội phạm ma túy cả quốc tế lẫn quốc nội hoạt động rất mạnh ở quốc gia này.
Trong hơn 5 năm, kể từ 2008, Indonesia đã bãi bỏ án tử hình. Nhưng từ tháng 10/2014, sau khi lên nắm quyền, tân tổng thống Joko Widodo tuyên bố bất cứ tội phạm nào liên quan đến ma túy đều phải bị xử tử.
Quyết định này được đưa ra cũng căn cứ trên tình hình thực tế của xã hội: trong năm 2015, trung bình mỗi ngày có 35 người dân Indonesia chết vì ma túy.
Tháng Tư năm 2015, tòa án Indonesia đã xét xử một băng đảng tội phạm ma túy liên quốc gia gồm 9 đối tượng, 8 người trong số đó (có 1 công dân Indonesia) bị kết án tử hình và 1 (là công dân Philipplnes) – án chung thân, về tội buôn lậu ma túy số lượng rất lớn. Bản án đã gây công phẫn tại Brazil và Úc là hai quốc gia có công dân bị xử trong vụ này, thậm chí ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao khi Brazilia và Canberra quyết định triệu hồi đại sứ của mình tại Jakarta.
![]() |
Tử hình bằng ghế điện ở bang Illinois |
Mỹ
Mỹ là nước phương Tây duy nhất hiện vẫn áp dụng án tử hình. Hình phạt này được coi là hợp pháp cả ở cấp liên bang và tại 32 bang của Mỹ.
Trong giai đoạn 1967-1977 tất cả các tiểu bang của nước Mỹ đã bỏ án tử hình sau vụ án lớn "Furman chống lại tiểu bang Georgia". Tòa án bang phán quyết rằng Furman đã phạm tội cướp có vũ trang và giết người, vì thế phải bị tử hình. Tuy nhiên, tại tòa, Furman nói rằng khi bị chủ nhà phát hiện, trong lúc bỏ chạy, ông ta đã vô tình bắn trúng chủ nhà do súng bị cướp cò.
Furman kháng cáo lên Tòa án Tối cao, và ở đó các thẩm phán đã có sự bất đồng ý kiến, buộc phải đưa ra phán quyết chung – một trường hợp cực kỳ hiếm gặp. Kết quả, với 5 phiếu thuận và 4 phiếu chống, Tòa án tối cao đã tuyên bố rằng án tử hình dành cho Furman là "độc đoán và phi lý", vi phạm điều khoản sửa đổi thứ 8 và thứ 14 của Hiến pháp Mỹ về "sự trừng phạt tàn nhẫn và không bình thường". Quyết định này không có nghĩa là Tòa án tối cao về nguyên tắc đã cấm án tử hình, mà chỉ đơn thuần là vạch ra mâu thuẫn trong luật pháp và các thủ tục pháp lý.
37 tiểu bang của Mỹ không hài lòng về phán quyết của tòa án Georgia trong vụ Furman nên sau đó đã thay đổi, bổ sung một số điều khoản luật trong lĩnh vực pháp lý, xóa bỏ hình phạt tử hình trong các trường hợp gây tranh cãi mà Tòa án Tối cao đã chỉ ra.
Tuy nhiên, đến năm 1977, nhiều bang của Mỹ quyết định áp dụng trở lại án tử hình sau khi xảy ra nhiều vụ án nghiêm trọng (chủ yếu liên quan đến tội hiếp dâm trẻ em)
Cũng từ năm 1977, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cấm hình phạt tử hình đối với các vụ cưỡng hiếp phụ nữ đã trưởng thành, chỉ áp dụng án tử đối với tội giết người ở mức độ nghiêm trọng.
Năm 2008, Tòa án tối cao cho phép các bang sử dụng hình phạt tử hình về tội hiếp dâm trẻ em, các hình thức phạm tội dẫn đến chết người và tội phản quốc. Trong năm 2014, ở Mỹ đã có 35 án tử hình được thi hành.
Nhật Bản vẫn duy trì án tử hình Hai án tử hình đã được thi hành tại Nhật Bản hồi cuối tuần qua, Bộ trưởng Tư pháp của nước này Mitsuhide Iwaki cho biết tại một cuộc họp báo. |
Thiện Tâm
Ria
-
Lễ thắp nến tri ân tại Nghĩa trang Hàng Dương: Khắc ghi công ơn các Anh hùng liệt sĩ
-
Gặp mặt, tri ân hơn 700 chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày
-
Thủ tướng dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Côn Đảo
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà người có công tại Côn Đảo
-
10 giải pháp, nguồn lực thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh