Nhịp đập năng lượng ngày 3/7/2023
![]() |
Ảnh minh họa: Nguyễn Trường Sơn |
Sản lượng điện huy động từ thủy điện giảm
Số liệu thống kê từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia cho thấy, phụ tải toàn hệ thống điện ngày 2/7 đạt 756,2 triệu kWh. Trong đó miền Bắc nhu cầu điện ước khoảng 416,2 triệu kWh, miền Trung khoảng 74 triệu kWh, miền Nam khoảng 256,6 triệu kWh.
Công suất đỉnh hệ thống điện (Pmax) vào lúc 0h30 đạt 33.899,4 MW. Công suất đỉnh của các miền Bắc - Trung - Nam xảy ra ở các thời điểm khác nhau. Cụ thể, công suất đỉnh ở miền Nam đạt 11.882,7MW vào lúc 20h30. Trong khi đó công suất đỉnh ở miền Bắc đạt 19.503,4 MW vào lúc 12h30, ở miền Trung đạt 3.584,3 MW vào lúc 14h30.
Trong ngày 2/7/2023, tổng sản lượng huy động từ thủy điện đạt khoảng 193,8 triệu kWh giảm 45,3 triệu kWh so với ngày 30/6 (miền Bắc là 96,7 triệu kWh); Nhiệt điện than huy động 400,8 triệu kWh (miền Bắc 262,6 triệu kWh); Turbine khí huy động 65,7 triệu kWh; điện năng lượng tái tạo đạt 66,7 triệu kWh. Nguồn điện dầu không phải huy động.
EU có khả năng đạt được mục tiêu lưu trữ 90% khí đốt trước thời hạn
Theo công ty tư vấn có trụ sở Na Uy Rystad Energy, Liên minh châu Âu (EU) có thể lấp đầy các cơ sở khí đốt tự nhiên dưới lòng đất trước thời hạn. Các kho dự trữ khí đốt của châu Âu đã đầy khoảng 76% tính đến ngày 25/6, tăng từ 56% trong cùng kỳ năm ngoái.
Lu Ming Pang, nhà phân tích cấp cao tại Rystad, cho biết: “Xét đến lịch sử nhu cầu và giả định các kịch bản nguồn cung khác nhau, các cơ sở lưu trữ thậm chí có thể làm đầy trước mùa đông năm nay”. Chuyên gia nói thêm EU có khả năng đạt được mục tiêu lưu trữ 90% khí đốt trước thời hạn ngày 1/11.
Theo hãng tin Reuters, từ đầu năm nay, EU đã bắt đầu dự trữ khí đốt song dòng khí đốt gần đây đã chậm lại do nhu cầu cao từ người tiêu dùng công nghiệp. Tuy nhiên, vào đầu tháng 6, các địa điểm lưu trữ khí đốt ở châu Âu đã dự trữ cao hơn 48% so với mức trung bình 10 năm trong cùng kỳ.
33% lượng LNG dài hạn được ký kết chuyển đến Trung Quốc
Theo dữ liệu được tổng hợp bởi Bloomberg, trong năm thứ 3 liên tiếp, các công ty Trung Quốc ký thỏa thuận mua LNG dài hạn nhiều hơn bất cứ quốc gia nào. Quốc gia này đang trên đà trở thành nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) hàng đầu thế giới vào năm 2023.
Cho đến nay, 33% lượng LNG dài hạn được ký kết chuyển đến Trung Quốc, theo tính toán của Bloomberg. Nhiều thỏa thuận khác cũng đang diễn ra. Trung Quốc đang muốn tránh lặp lại tình trạng thiếu năng lượng, đồng thời tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các hợp đồng LNG dài hạn rất hấp dẫn vì các lô hàng được hứa hẹn ở mức giá tương đối ổn định so với thị trường giao ngay.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc càng ký nhiều thỏa thuận, càng có nhiều quyền kiểm soát đối với nguồn cung LNG toàn cầu và đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng thị trường. Nước này có thể bán lại lô hàng đã ký hợp đồng cho những bên mua cần thiết khi nhu cầu trong nước yếu. Xu hướng đó được cho là sẽ mở rộng khi các giao dịch mới bắt đầu trong thập niên này.
Mỏ khí đốt lớn nhất Israel chuẩn bị được xây dựng đường ống thứ ba
Theo thông báo ngày 2/7 của tập đoàn NewMed Energy - đối tác lớn nhất trong dự án Leviathan - mỏ khí đốt lớn nhất của Israel, các đối tác tham gia dự án khai thác mỏ khí đốt Leviathan tại Israel đã quyết định xây đường ống dẫn khí thứ ba nối liền các giếng khai thác với giàn khoan ngoài khơi.
Chi phí xây dựng đường ống mới khoảng 568 triệu USD. Đường ống này sẽ tăng công suất cung cấp khí đốt tối đa từ mỏ Leviathan đến hệ thống truyền dẫn từ 12 tỷ mét khối (BCM) lên khoảng 14 tỷ mét khối vào giữa năm 2025.
Số liệu do Bộ Năng lượng và Cơ sở hạ tầng Israel cho thấy trong năm 2022, mỏ Leviathan sản xuất được 11,58 tỷ mét khối khí tự nhiên, chiếm gần 50% tổng sản lượng khí đốt của nước này. Hiện tại, các tập đoàn NewMed Energy và Ratio Energy (đều của Israel) nắm giữ lần lượt 45,34% và 15% cổ phần trong dự án Leviathan, trong khi tập đoàn Chevron (Mỹ) nắm giữ 39,66% phần còn lại.
WB hỗ trợ Indonesia tiếp cận năng lượng sạch
Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây thông báo đã phê duyệt 2 dự án với tổng trị giá 1,1 tỷ USD nhằm mở rộng khả năng tiếp cận năng lượng sạch và cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em ở Indonesia.
Trong đó, dự án về năng lượng sạch trị giá 500 triệu USD sẽ kết nối khoảng 2 triệu người với lưới điện ở miền Đông Indonesia, đầu tư phát triển năng lượng mặt trời và giúp Tổng công ty điện lực PLN nâng cao năng lực quản lý quá trình chuyển đổi năng lượng. Dự án này sẽ được WB, khu vực tư nhân và PLN đồng tài trợ, trong đó có phần vốn tài trợ từ Công ty năng lượng sạch Canada, Cơ chế khí hậu rừng và Quỹ công nghệ sạch.
Trong một tuyên bố, Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Manuela V. Ferro cho biết, dự án sẽ huy động tài chính của khu vực tư nhân cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Indonesia và giúp các cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
![]() |
![]() |
H.T (t/h)
-
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang định hình lại thị trường LPG toàn cầu
-
Đồng USD rơi xuống đáy 3 năm
-
Giá vàng hôm nay (22/4): Tiếp đà tăng mạnh
-
Căng thẳng địa chính trị thắng thế tình trạng u ám trên thị trường dầu mỏ
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 22/4: EU chuẩn bị công bố chiến lược năng lượng mới