Nhà đầu tư tư nhân là nhân tố quan trọng trong "phủ xanh mái nhà Việt"
![]() |
Như đã đưa tin, ngày 9/7, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo Phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo nối lưới và điện mặt trời áp mái. Hội thảo là cơ hội để các cấp lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp đưa ra những giải pháp, đề xuất trong bức tranh tổng quan chiến lược phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam.
![]() |
Hội thảo thu hút hơn 500 đại biểu, lãnh đạo các Cục, Vụ của Bộ Công Thương và lãnh đạo các doanh nghiệp quan tâm tham dự. |
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng chia sẻ: “Những năm qua và giai đoạn sau 2020 đến 2030, nhu cầu tiêu thụ năng lượng điện vẫn tăng trưởng cao ở mức từ 7,5-8%/năm. Điều này gây nhiều khó khăn, thách thức cho hệ thống điện Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đã khai thác hết các nguồn năng lượng sơ cấp như thủy điện; nguồn nhiên liệu than, khí cũng đang gặp khó khăn, phải nhập khẩu; bên cạnh đó nhiều dự án nhiệt điện than theo Quy hoạch điện VII chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân…".
Thứ trưởng Bộ Công Thương mong muốn, qua hội thảo, các bộ, ban ngành trung ương và địa phương, các chuyên gia, các hiệp hội và các doanh nghiệp năng lượng sẽ tập trung phân tích, làm rõ thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời nối lưới và điện mặt trời mái nhà, đặc biệt đề xuất các kiến nghị, giải pháp cần thực hiện trong thời gian tới.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng trao đổi cùng ban lãnh đạo Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel tại hội thảo. |
Trao đổi với PV tại hội thảo, đại diện Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel - đơn vị phát triển điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam cho biết, nước ta có địa hình, khí hậu, thời tiết khá dồi dào phù hợp cho phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như: Phát triển các dự án thủy điện, điện gió, điện từ nhiên liệu sinh khối, điện mặt trời, điện từ khí sinh học.
Đặc biệt, với tiềm năng bức xạ mặt trời nước ta rất lớn, ước tính tiềm năng kỹ thuật để phát triển điện mặt trời ở Việt Nam có thể lên tới gần 340.000 MWP, đây sẽ là nguồn tài nguyên to lớn trong quá trình phát triển bền vững các dự án điện năng lượng mặt trời.
![]() |
Đơn vị thi công lắp đặt điện năng lượng mặt trời áp mái (nguồn ảnh: viettelaio.com) |
Trước bối cảnh đó, việc tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận, đặc biệt là nguồn năng lượng mặt trời và nguồn năng lượng gió để giảm thiểu áp lực cho hệ thống điện quốc gia và nhiều lợi ích khác là một trong những yếu tố cấp bách. Chính vì vậy, sự góp mặt của các nhà đầu tư tư nhân cùng tham gia phát triển nguồn điện năng lượng tái tạo là một trong những xu hướng và giải pháp quan trọng hiện nay.
Đại diện Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel cũng cho biết, trong nhiều năm gần đây đơn vị đã không ngừng đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ lĩnh vực điện mặt trời và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.
![]() |
Viettel Construction giới thiệu sản phẩm điện năng lượng mặt trời tới khách hàng. |
Cụ thể, trong thời gian ngắn tham gia vào thị trường phát triển nguồn năng lượng mặt trời tại Việt Nam, Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel đã tiến hành thi công, lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho nhiều doanh nghiệp và đơn vị lớn trên cả nước như: Dự án điện mặt trời Thuận Ninh 2 tại Bình Thuận; Dự án điện mặt trời hòa lưới điện Sông Hàn tại Quảng Nam; Dự án điện năng lượng mặt trời Công ty May Nhà Bè - Hậu Giang (công suất 1mWp); Dự án điện mặt trời Công ty Dệt Đông Quang - Long An (Công suất 12mWp).
Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel cũng là đơn vị có nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng cá nhân và các nhà đầu tư muốn lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời.
Xuân Hinh
- Phát triển điện gió một giải pháp mang tính dài hạn và chiến lược cho kinh tế Việt Nam
- Kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo tại Hà Nội
- Đắk Lắk chấp thuận việc khảo sát, lập dự án điện mặt trời trên hồ Ea Súp Hạ
- Chi phí bảo trì hệ thống điện mặt trời mái nhà có tốn kém?
- 45 hệ thống điện mặt trời mái nhà tại Đà Nẵng được hỗ trợ kinh phí
-
EVN hoàn thành đóng điện 57 công trình lưới điện trong quý I
-
Mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh
-
Đề xuất mới về cơ chế điều chỉnh giá điện
-
EVN hưởng ứng Giờ Trái đất 2025, cả nước tiết kiệm được 448.000 kWh điện
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải có giải pháp xử lý vướng mắc của các dự án điện khí LNG