Nguy cơ lạm phát tăng cao trở lại

07:00 | 24/03/2013

714 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(Petrotimes) - Ngay từ đầu năm, nhiều chuyên gia kinh tế đã nhìn nhận, mục tiêu lạm phát 7% cho năm 2013 đang đặt ra nhiều thách thức lớn. Trong bối cảnh phải giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, thực hiện lộ trình giá thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu… thì không ai có thể dám chắc trong thời gian tới, lạm phát không thể tăng cao trở lại.

Nới lỏng quản lý!

Thực tế, ngay thời điểm này những nguyên nhân có thể dẫn tới lạm phát cao đã manh nha xuất hiện. Từ sau tết, giá cả nhiều mặt hàng tiêu dùng đã tăng lên khá cao. Đơn cử như giá sữa, đã có vài lần điều chỉnh với mức tăng trung bình 8-10% được coi là mức tăng đáng lo ngại.

Ngoài ra, việc nới lỏng tín dụng đang được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng cũng có thể là nguyên nhân đẩy lạm phát tăng lên. Rất dễ nhận thấy, năm 2012, Việt Nam thành công trong kiềm chế lạm phát chủ yếu là nhờ việc điều hành chính sách theo hướng thắt chặt. Cung tiền ra nền kinh tế yếu, sức mua giảm nên lạm phát giảm. Nếu thời điểm này, nguồn cung tín dụng tăng, nhu cầu chi tiêu của người dân cũng tăng lên, rất có thể sẽ khiến lạm phát tăng theo.

Nhiều chuyên gia nước ngoài nhìn nhận, Việt Nam đang đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó lạm phát sẽ là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng để đo lường mức độ cam kết của Chính phủ đối với công cuộc cải cách. “Tiếp tục chống lại áp lực bơm nguồn tín dụng rẻ vào các lĩnh vực kinh tế kém hiệu quả sẽ giúp lạm phát ổn định” - chuyên gia Ngân hàng HSBC góp ý.

Đặc biệt, để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, Chính phủ sẽ có nhiều chính sách giảm lãi suất, ưu đãi thuế cho một số lĩnh vực ưu tiên. Nếu không kiểm soát tốt, những chính sách này sẽ có những “tác dụng phụ”, tác động xấu đến mục tiêu kiềm chế lạm phát.

Lo ngại về vấn đề trên TS Trần Du Lịch - Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Quốc hội cho rằng: “Để hỗ trợ nền kinh tế, Chính phủ hiện nay đang có dư địa rất lớn từ hai công cụ là tiền tệ và tài khóa chứ không phải bế tắc như năm ngoái. Giả sử năm nay Việt Nam chỉ cần tăng trưởng tín dụng 10% thì từ giờ đến cuối năm, mỗi tháng sẽ cung ra thị trường khoảng 50.000 tỉ đồng”. Mặt khác, ông Trần Du Lịch cũng nêu thêm ý kiến: “Về nguồn ngân sách (gồm đầu tư của Nhà nước và trái phiếu), từ nay đến cuối năm mỗi tháng có thể bơm ra hơn 21.000 tỉ đồng. Vậy tổng cộng mỗi tháng Việt Nam có thể bơm ra nền kinh tế 71.000 tỉ đồng để kích thích sản xuất, tăng trưởng GDP”.

Cùng chung quan điểm trên, TS Nguyễn Trí Thành - Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, lạm phát Việt Nam phụ thuộc vào cách điều hành một số mặt hàng mà Nhà nước vẫn đang kiểm soát giá. Với diễn biến của thị trường hiện nay, cũng như những chính sách điều hành đã được ban hành, năm 2013 sẽ rất căng đối với lạm phát. “Nếu chúng ta hỗ trợ doanh nghiệp quá đà, tái cấu trúc hệ thống tài chính, ngân hàng không khéo, bất ổn sẽ quay trở lại, niềm tin mất đi. Nhưng nếu chúng ta làm không đủ mạnh thì sẽ lại như Nghị quyết 13 cho đến nay được đánh giá là tác động vô cùng yếu ớt” - ông Thành nói.

Rất đáng lo ngại

Hai tháng đầu tiên của năm 2013, CPI cả nước đã tăng tới 2,59% so với tháng 12-2012 và tăng trên 7% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh việc điều hành chính sách đang nghiêng theo chiều hướng “bơm tiền, cứu doanh nghiệp để cứu nền kinh tế…” thì đây là vấn đề rất đáng quan ngại.

Báo cáo đánh giá về triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam 2013 được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội công bố tuần qua cũng cho thấy, lạm phát vẫn đang là vấn đề đáng lo ngại, là thách thức lớn đối với nền kinh tế trong năm 2013. Báo cáo đã chỉ ra 4 yếu tố được xác định có thể là nguyên nhân khiến lạm phát có nguy cơ tái phát. Thứ nhất là việc tăng lương tối thiểu. Dù việc tăng lương giúp tăng thu nhập người dân và thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế suy giảm, việc tăng lương sẽ như một “cú sốc tiêu cực” tác động đến doanh nghiệp.

Nguyên nhân thứ hai là việc giá điện tăng 5%, lên mức 1.437 đồng/kWh, lần tăng giá thứ hai kể từ 1-7-2012, dù EVN đánh giá không tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến mặt bằng giá của nền kinh tế. Thực tế đã có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dù chiếm một tỷ trọng nhỏ trong chi phí của hoạt động sản xuất và trong chi phí sinh hoạt của người dân, nhưng “tác động nhiều vòng” của việc tăng giá điện đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế là “không nhỏ”, chưa kể đến những “tác động tâm lý”.

Nguyên nhân thứ ba được chỉ ra là do giá dịch vụ y tế và giáo dục tại một số địa phương có thể tiếp tục phải điều chỉnh theo lộ trình. Bên cạnh đó, không loại trừ khả năng giá dầu thô trên thế giới gia tăng, tác động đến giá xăng dầu trong nước…

Năm 2013, nhiều chuyên gia kinh tế đã dự báo nền kinh tế đã chạm đáy và bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu vui, các chuyên gia vẫn tỏ ra lo ngại trước nguy cơ cái vòng luẩn quẩn chống lạm phát lại giảm phát, đến khi chống giảm phát lại lạm phát đã diễn ra từ năm 2007 sẽ tái diễn.

Theo tổng hợp của Vụ Dự báo Thống kê tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), có gần 90% tổ chức tín dụng tin tưởng có thể kiềm chế lạm phát năm 2013 ở mức một con số. Trong khi đó, việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý được đánh giá là rủi ro lớn nhất ảnh hưởng tới việc kiểm soát lạm phát trong năm 2013... Các tổ chức tín dụng dự kiến tiếp tục tập trung vốn cho các ngành, lĩnh vực quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời hạn chế cấp tín dụng cho đầu tư kinh doanh bất động sản và chứng khoán.

Tuy nhiên, theo dõi mức độ đồng biến của chỉ số lạm phát của Việt Nam với mức tăng giá chung của hàng hóa thế giới trong 6 năm trở lại đây cho thấy, tín hiệu gia tăng trở lại của hàng hóa thế giới trong năm 2013 có thể tác động xấu đến nỗ lực kiềm chế lạm phát của Việt Nam dưới một con số.


Đức Minh

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 118,000 ▼500K 120,000 ▼500K
AVPL/SJC HCM 118,000 ▼500K 120,000 ▼500K
AVPL/SJC ĐN 118,000 ▼500K 120,000 ▼500K
Nguyên liệu 9999 - HN 10,970 ▼50K 11,250 ▼50K
Nguyên liệu 999 - HN 10,960 ▼50K 11,240 ▼50K
Cập nhật: 14/05/2025 13:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 113.000 115.500
TPHCM - SJC 118.000 ▼500K 120.000 ▼500K
Hà Nội - PNJ 113.000 115.500
Hà Nội - SJC 118.000 ▼500K 120.000 ▼500K
Đà Nẵng - PNJ 113.000 115.500
Đà Nẵng - SJC 118.000 ▼500K 120.000 ▼500K
Miền Tây - PNJ 113.000 115.500
Miền Tây - SJC 118.000 ▼500K 120.000 ▼500K
Giá vàng nữ trang - PNJ 113.000 115.500
Giá vàng nữ trang - SJC 118.000 ▼500K 120.000 ▼500K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 113.000
Giá vàng nữ trang - SJC 118.000 ▼500K 120.000 ▼500K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 113.000
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 113.000 115.500
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 113.000 115.500
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 112.800 115.300
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 112.690 115.190
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 111.980 114.480
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 111.750 114.250
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 79.130 86.630
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.100 67.600
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.620 48.120
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 103.220 105.720
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 62.980 70.480
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 67.600 75.100
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.050 78.550
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.890 43.390
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.700 38.200
Cập nhật: 14/05/2025 13:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,090 11,540
Trang sức 99.9 11,080 11,530
NL 99.99 10,750 ▼100K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,750 ▼100K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,300 11,600
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,300 11,600
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,300 11,600
Miếng SJC Thái Bình 11,800 ▼50K 12,000 ▼50K
Miếng SJC Nghệ An 11,800 ▼50K 12,000 ▼50K
Miếng SJC Hà Nội 11,800 ▼50K 12,000 ▼50K
Cập nhật: 14/05/2025 13:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16267 16534 17108
CAD 18101 18376 18993
CHF 30305 30680 31314
CNY 0 3358 3600
EUR 28408 28675 29702
GBP 33724 34113 35052
HKD 0 3194 3397
JPY 169 174 180
KRW 0 17 19
NZD 0 15106 15695
SGD 19399 19679 20204
THB 694 758 811
USD (1,2) 25690 0 0
USD (5,10,20) 25728 0 0
USD (50,100) 25756 25790 26132
Cập nhật: 14/05/2025 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,780 25,780 26,140
USD(1-2-5) 24,749 - -
USD(10-20) 24,749 - -
GBP 34,104 34,197 35,112
HKD 3,270 3,279 3,379
CHF 30,478 30,573 31,424
JPY 172.66 172.97 180.68
THB 743.09 752.26 805.59
AUD 16,563 16,623 17,070
CAD 18,378 18,437 18,932
SGD 19,610 19,671 20,291
SEK - 2,625 2,717
LAK - 0.92 1.27
DKK - 3,829 3,962
NOK - 2,461 2,550
CNY - 3,564 3,661
RUB - - -
NZD 15,086 15,227 15,669
KRW 17.03 17.76 19.09
EUR 28,605 28,628 29,847
TWD 770.99 - 933.43
MYR 5,639.84 - 6,368.11
SAR - 6,805.15 7,162.95
KWD - 82,177 87,492
XAU - - -
Cập nhật: 14/05/2025 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,770 25,780 26,120
EUR 28,452 28,566 29,668
GBP 33,916 34,052 35,023
HKD 3,262 3,275 3,381
CHF 30,354 30,476 31,375
JPY 171.89 172.58 179.66
AUD 16,458 16,524 17,055
SGD 19,594 19,673 20,210
THB 759 762 796
CAD 18,293 18,366 18,877
NZD 15,157 15,665
KRW 17.53 19.31
Cập nhật: 14/05/2025 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25770 25770 26130
AUD 16455 16555 17123
CAD 18286 18386 18941
CHF 30515 30545 31433
CNY 0 3561 0
CZK 0 1130 0
DKK 0 3930 0
EUR 28678 28778 29553
GBP 34011 34061 35174
HKD 0 3355 0
JPY 172.91 173.91 180.42
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.7 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6333 0
NOK 0 2510 0
NZD 0 15219 0
PHP 0 440 0
SEK 0 2680 0
SGD 19554 19684 20415
THB 0 723.6 0
TWD 0 845 0
XAU 11850000 11850000 12050000
XBJ 11000000 11000000 12050000
Cập nhật: 14/05/2025 13:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,780 25,830 26,180
USD20 25,780 25,830 26,180
USD1 25,780 25,830 26,180
AUD 16,505 16,655 17,719
EUR 28,735 28,885 30,057
CAD 18,237 18,337 19,649
SGD 19,635 19,785 20,252
JPY 173.45 174.95 179.53
GBP 34,124 34,274 35,550
XAU 11,798,000 0 12,002,000
CNY 0 3,446 0
THB 0 759 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 14/05/2025 13:00