Ngành dệt may tiếp tục gặp khó
Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may tiếp tục gặp khó khăn. Hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ có đơn hàng đến hết quý II, một số ít các doanh nghiệp ký được đơn hàng đến quý III hoặc đang đàm phán hợp đồng.
Ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP HCM cho biết: Đơn hàng ngành Dệt may hiện nay chỉ cầm chừng, các doanh nghiệp chỉ ký kết đơn hàng khoảng 3 tháng chứ không ký kết dài từ 6 tháng – 1 năm như các năm trước. Kế hoạch sản xuất vì vậy cũng rất bị động.
Cũng trong tình hình trên, các doanh nghiệp sợi còn gặp thêm khó khăn về nhập khẩu bông rơi chải kỹ do thuế suất tăng từ 0% lên 10% khiến cho các doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm và giảm khả năng cạnh tranh trên chính thị trường nội địa.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, một số sản phẩm chính của ngành dệt may vẫn đạt tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ. Cụ thể: sản phẩm vải dệt từ sợi bông tăng 18,5%, vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 2,1% (trong đó vải của Tập đoàn Dệt may Việt Nam tăng 39,8%), quần áo cho người lớn tăng 9,4% so với cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc đạt 4.412 triệu USD tăng 14,7% so với cùng kỳ. Nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may về cơ bản giảm cả lượng và trị giá, trong đó bông giảm 35,7% về trị giá, giảm 10,2% về lượng; sợi các loại giảm 19,0% về trị giá, giảm 4,8% về lượng ; vải giảm 6,8% so với cùng kỳ.
Bên cạnh khó khăn về vốn và đơn hàng, doanh nghiệp còn gặp khó khăn về lao động. Ngành dệt may là ngành thâm dụng lao động, trong tình hình khó khăn, các doanh nghiệp nhỏ co lại vì thiếu đơn hàng, lao động chuyển sang các doanh nghiệp lớn… mối quan tâm của các doanh nghiệp dệt may là làm sao để không ảnh hưởng đến công ăn, việc làm của người lao động.
Ông Phạm Hưng, Giám đốc đối ngoại Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: Ngành dệt may có 3.000 nhà máy, 3 triệu công nhân, lương tối thiểu người lao động tăng, bảo hiểm xã hội tăng, các doanh nghiệp dệt may cũng chịu tác động rất lớn từ việc này. Các doanh nghiệp mong muốn công nhân nâng cao năng suất lao động, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Không nên tạo tâm lý bất đồng giữa doanh nghiệp và người lao động.
Trước tình hình khó khăn của ngành dệt may hiện nay, ông Phạm Xuân Hồng đề nghị: Các doanh nghiệp dệt may cần tiếp tục duy trì sản xuất ổn định, đồng thời chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới và chú trọng việc tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa nhằm góp phần thực hiện mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh của ngành.
Mai Phương
-
Tin tức kinh tế ngày 20/6: NHNN sắp xếp 63 chi nhánh tỉnh xuống còn 15 chi nhánh khu vực
-
Tin tức kinh tế ngày 9/6: Thực phẩm Việt rộng cửa vào thị trường Singapore
-
[VIDEO] PV GAS đảm bảo đáp ứng 100% nhu cầu khí cho sản xuất điện và công nghiệp mùa cao điểm
-
Thành lập Ban chỉ đạo về giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc các dự án tồn đọng
-
Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm từ 0h ngày 1/7
-
Tin Thị trường: Giá dầu thế giới giảm khi triển vọng nguồn cung tăng
-
OPEC+ sẽ linh hoạt quyết định sản lượng dầu trong tháng 8
-
Phân tích diễn biến giá dầu tuần qua: Thị trường chờ tín hiệu bứt phá
-
Ấn Độ xây dựng 6 kho dự trữ dầu chiến lược mới để đảm bảo an ninh năng lượng