Ngân sách phải chi mỗi ngày 306 tỷ đồng để trả tiền nợ lãi vay
![]() |
![]() |
![]() |
Theo thống kê của Bộ Tài chính cho biết tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước trong tháng 10 ước đạt 152.100 tỷ đồng, nâng tổng thu lũy kế 10 tháng đạt 1,253 triệu tỷ đồng. Số thu đến nay đã tương đương 88,8% so với dự toán cả năm và tăng 9,9% so cùng kỳ năm 2018.
![]() |
Ngân sách phải chi mỗi ngày 306 tỷ đồng để trả tiền nợ lãi vay |
Trong đó, khoản lớn nhất là thu nội địa đạt 1,016 triệu tỷ đồng (86,6% dự toán), tăng 10,9% so cùng kỳ. Đến hết tháng 10, có 7 khoản thu và nhóm khoản thu đạt khá so dự toán và ở mức cao hơn so với bình quân chung (86,6% dự toán) gồm thu về nhà, đất (117%), thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (98,5%), thu cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước (139,4%)...
Ước tính trên cả nước có 55/63 địa phương thu nội địa đạt tiến độ dự toán (trên 82%) và 56 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài số thu nội địa, thu dầu thô từ đầu năm đến nay cũng đạt 48.100 tỷ đồng, bằng 107,9% dự toán và thu hoạt động xuất nhập khẩu đạt gần 184.700 tỷ đồng, bằng 97,6% dự toán, tăng 9,8%.
Về số chi, đến cuối tháng 10, ngân sách đã chi tổng cộng 1,148 triệu tỷ đồng, tương đương 70,3% so với dự toán và tăng 3,7% so với cùng kỳ. Trong đó, số chi lớn nhất là chi thường xuyên với 816.900 tỷ đồng, tương đương 81,7% dự toán, tăng 6%.
Số chi đầu tư phát triển cũng đạt 213.900 tỷ, bằng 49,8% dự toán, giảm 4,8%. Đặc biệt, từ đầu năm ngân sách đã chi 91.900 tỷ đồng để trả tiền nợ lãi, tăng 2,5% so với cùng kỳ và bằng 73,6% dự toán. Như vậy, bình quân, mỗi ngày ngân sách đã phải chi 306 tỷ để trả tiền nợ lãi vay.
Về tình hình phân bổ ngân sách trung ương năm 2020, Quốc hội mới đây đã thông qua quyết định tổng thu ngân sách năm sau đạt gần 851.800 tỷ đồng. Trong khi đó, số chi ngân sách trung ương dự toán khoảng 1,06 triệu tỷ, trong đó dành gần 367.710 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách địa phương.
Năm 2020, Quốc hội cũng phê duyệt mức chi thường xuyên gần 480.000 tỷ đồng, chi đầu tư phát triển 220.000 tỷ, và số tiền chi trả nợ lãi 115.400 tỷ, còn lại là các khoản chi khác 20.300 tỷ đồng.
Riêng mức chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế giảm so với năm trước là 14.600 tỷ đồng, giảm 1.600 tỷ so với năm 2019.
Về quản lý nợ công, từ đầu năm, Chính phủ đã thực hiện ký kết 5 hiệp định vay vốn nước ngoài với tổng trị giá khoảng 463 triệu USD. Bao gồm, 4 hiệp định với ADB, 1 hiệp định với OFID.
Số tiền trả nợ của Chính phủ trong tháng 10 đạt khoảng 6.926 tỷ đồng, trong đó 66% dành để trả nợ trong nước và còn lại là trả nợ nước ngoài. Lũy kế 10 tháng đầu năm, trả nợ của Chính phủ đạt khoảng 246.496 tỷ đồng (khoảng 10 tỷ USD), 82% trong đó là trả nợ trong nước.
Nguyễn Hưng
-
Tin tức kinh tế ngày 5/5: Thu NSNN 4 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực
-
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
-
Tin tức kinh tế ngày 21/4: Giá vàng vọt tăng
-
Tin tức kinh tế ngày 14/3: Thu ngân sách nhà nước đạt gần 30% dự toán
-
Tin tức kinh tế ngày 4/3: Thu ngân sách nhà nước tăng gần 26%
-
Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí
-
Giá vàng hôm nay (9/5): Thị trường thế giới giảm mạnh
-
Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12-13%
-
Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của VPBank và FE CREDIT, nâng triển vọng của FE CREDIT lên “Ổn định”
-
Bám sát kế hoạch năm 2025, VPBank ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I