Giảm lãi suất cho vay tác động tích cực đến hiệu quả chi ngân sách

15:37 | 09/08/2019

270 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Việc các NHTM lớn giảm lãi suất cho vay trong thời gian mới đây không chỉ tác động tích cực đến khu vực DN sản xuất, kinh doanh mà ở góc độ đầu tư, động thái này tác động tích cực đến hiệu quả chi tiêu ngân sách.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc hàng loạt các NHTM lớn công bố giảm lãi suất cho vay đối với các nhóm, lĩnh vực ưu tiên trong thời điểm này thực sự đã giúp các địa phương sử dụng tiết kiệm và hiệu quả hơn nguồn lực ngân sách.

Hiện ở cả ở cấp độ Trung ương và địa phương, hầu như tất cả các chương trình hỗ trợ tài chính DN, hỗ trợ phát triển các lĩnh vực, ngành nghề đều dựa vào cơ chế dùng ngân sách cấp bù lãi suất vay vốn ngân hàng để triển khai thực hiện.

giam lai suat cho vay tac dong tich cuc den hieu qua chi ngan sach
(Ảnh minh họa)

Chẳng hạn, ở phạm vi cả nước đối với chính sách khuyến khích DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, hiện nay ngân sách Trung ương và ngân sách các địa phương mỗi năm đang phải bỏ ra trung bình khoảng 100-150 tỷ đồng để hỗ trợ cấp bù một phần hoặc toàn bộ lãi suất vay vốn theo Nghị định 210/2013 (hiện nay được thay thế bằng Nghị định 57/2018) tại các dự án.

Hay như chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch trong lĩnh vực nông nghiệp, theo thống kê hiện nay phần vốn vay được ngân sách hỗ trợ 70-100% lãi suất trên cả nước đã đạt con số trên 5.000 tỷ đồng. Điều này có nghĩa rằng đã có ít nhất vài trăm tỷ đồng ngân sách đã được chi ra để hỗ trợ tài chính cho các DN, hộ nông dân và các hợp tác xã nhằm mua sắm các máy móc thiết bị nông nghiệp.

Ở các địa phương khác, tình hình cũng diễn ra tương tự. Với các chính sách hỗ trợ lãi suất phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, khuyến khích áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông sản sạch, giảm tốn thất sau thu hoạch hoặc hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu trồng trọt, chăn nuôi tập trung… hiện nay mỗi năm các địa phương đang phải chi ra từ vài trăm đến vài chục tỷ đồng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế dài hạn.

Với nguồn ngân sách hữu hạn việc chi tiêu, giải ngân cho các chương trình, chính sách hỗ trợ tài chính DN thực tế thời gian qua cũng đã bộc lộ một số bất cập, chậm trễ và thiếu hiệu quả. Nhiều địa phương không cân đối được các nguồn lực đầu tư công đã phải trông chờ phần lớn vào nguồn ngân sách Trung ương bố trí và phân bổ.

Bởi thế động thái giảm lãi suất cho vay đối với các nhóm, lĩnh vực ưu tiên của các NHTM lớn vừa qua đang được xem là một giải pháp phù hợp trong bối cảnh nhu cầu nguồn vốn của các địa phương ngày càng cao trong khi ngân sách ngày càng hạn hẹp.