Nga triển khai vũ khí “khủng” để tiêu diệt IS
![]() |
Hệ thống tên lửa nhiệt áp TOS-1A hạng nặng đã được Nga đưa tới Syria gần đây (Ảnh: IBTimes) |
Những hình ảnh đăng tải trên trang mại xã hội Twitter từ Syria cho thấy ít nhất một hệ thống phóng đa tiên lửa và dàn vũ khí nhiệt áp gắn với đuôi chiếc tăng T-72 của Nga đang được quân đội Syria triển khai.
Hệ thống tên lửa này được Nga triển khai ngay sau khi quân đội Syria bắt đầu một chiến dịch quân sự với quy mô lớn tại Jobar, phía Đông Damascus và Aleppo, có sự yểm trợ của máy bay chiến đấu và đạn pháo.
Theo hãng thông tấn Rusvesna, hệ thống tên lửa nhiệt áp TOS-1A hạng nặng đã được Nga đưa tới Syria gần đây. Trong khi còn rõ bao nhiêu hệ thống phóng 24 tên lửa trên được triển khai tại Syria, thì đối với phiến quân IS chỉ nghe tên gọi TOS-1A đã khiếp đảm.
Một nhà báo Mỹ giấu tên thuộc một tạp chí khoa học và công nghệ từng tận mắt chứng kiến hệ thống TOS-1A hoạt động trong một lần tập trận gần thành phố Volgograd bình luận rằng loại vũ khí này là "khắc tinh" với bộ binh của phiến quân IS.
Một nhà báo tên Jake Swearingen viết cho tạp chí khoa học Popular Mechanics nhận định loại tăng kèm hệ thống tên lửa nhiệt áp TOS-1A có thể tiêu rụi 8 tòa nhà cùng một lúc.
TOS-1A là hệ thống tên lửa nhiệt áp. Bên cạnh tính năng phóng các tên lửa phát nhiệt, TOS-1A còn là hệ thống phóng các “rocket nhiệt áp”. Khi được phóng, loại rocket nhiệt áp này sẽ phóng ra lửa mạnh, đốt cháy mục tiêu.
Nhà báo Swearingen cho biết: “Sức hủy diệt của hệ thống TOS-1A rất khủng khiếp, không chỉ có sức công phá rộng hơn và còn phát xạ nhiệt nóng hơn, mạnh hơn loại tên lửa thông thường, và tất cả khí ôxy xung quanh mục tiêu cũng sẽ bị đốt sạch, tạo ra trạng thái chân không một phần”.
TOS-1A được xem là một trong những vũ khí hủy diệt kinh hoàng nhất đối với các mục tiêu đối phương đang ẩn trú trong hầm hay các boong-ke quân sự. Lửa phát ra từ tên lửa nhiệt áp vừa hạ gục mục tiêu với áp lớn, vừa gây ngạt do trạng thái chân không được tạo ra sau đó.
Hệ thống vũ khí hạng nặng TOS-1A lần đầu được sử dụng tại chiến trường Afghanistan trong thời Liên Xô cũ vào năm 1988, những mãi tới tận năm 1999 hệ thống này mới chính thức ra mắt.
Theo Vũ Duy/International Business Times
Dân Trí
-
Vì sao Iran chưa thể có quan hệ “sống chết có nhau” với Nga và Trung Quốc?
-
Nga - Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng tại quốc gia giàu năng lượng Turkmenistan?
-
Xung đột Israel - Iran khiến Trung Quốc xem xét lại dự án đường ống khí đốt với Nga
-
Nga tăng cường xuất khẩu loại dầu thô được Trung Quốc ưa chuộng vào tháng 7
-
Khả năng Nga hỗ trợ Iran trong xung đột với Mỹ?
-
Thủ tướng gặp các tập đoàn hàng đầu Brazil nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế
-
Việt Nam sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng với trách nhiệm cao nhất
-
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 16 luật, pháp lệnh mới được thông qua
-
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm
-
[VIDEO] Tổng Bí thư Tô Lâm: Chính quyền phải đổi mới tư duy, cách làm và tác phong phục vụ nhân dân