Nga tiết lộ hậu quả "khủng khiếp" của việc Gruzia gia nhập NATO
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Quân đội Gruzia tham gia tập trận với NATO tháng 2/2018 |
Vào đêm trước lễ kỷ niệm 10 năm xung đột giữa Moscow và Tbilisi, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra đánh giá về hậu quả khi Gruzia gia nhập NATO.
"Điều này [việc Gruzia gia nhập NATO] có thể gây ra một cuộc xung đột khủng khiếp, thật không thể hiểu nổi", ông Medvedev nói trong một cuộc phỏng vấn phát sóng vào ngày 6/8 trên đài Kommersant.
Thủ tướng Nga cũng nói rằng Gruzia đã không lợi khi gia nhập NATO, điều này trái với tuyên bố của chính quyền Tbilisi, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng sự gia nhập NATO sẽ giúp họ góp phần ổn định khu vực.
Ngày 12/7/2017, sau cuộc gặp với Tổng thống Gruzia Giorgi Margvelashvili, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cam kết rằng Gruzia "sẽ trở thành một thành viên của NATO". Tuy nhiên, ngay cả khi nước này đã nhiều lần tham gia các cuộc tập trận chung với NATO trong những năm gần đây, nhưng đề nghị gia nhập vào kế hoạch hành động cho thành viên (MAP), giai đoạn đầu trước khi hội nhập NATO, của Gruzia vẫn chưa được đáp ứng.
Trong cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 1/2008, 77% người Gruzia đã chấp thuận việc đất nước họ gia nhập NATO.
Theo ông Medvedev, phía Nga sẵn sàng thiết lập quan hệ với chính quyền mới của Gruzia.
"Nếu các đồng nghiệp Gruzia sẵn sàng khôi phục quan hệ với Nga, chúng tôi sẽ không phản đối", Thủ tướng Nga nói.
Vào đêm ngày 8/8/2008, khi Olympic mùa hè ở Bắc Kinh đang diễn ra, quân đội Gruzia tấn công Nam Ossetia và phá hủy một phần thủ đô Tskhinvali, giết chết nhiều đại diện của các lực lượng gìn giữ hòa bình CIS và tàn sát nhiều thường dân. Nga đã can thiệp và cứu dân Nam Ossetia khỏi diệt chủng.
Vào ngày 26/8/2008, Abkhazia và Nam Ossetia tuyên bố độc lập với Gruzia. Nga đã công nhận chủ quyền của hai nước cộng hòa này, trong khi Gruzia tiếp tục coi họ là lãnh thổ bị chiếm đóng. Điện Kremlin đã nhiều lần tuyên bố rằng sự công nhận hai nước cộng hòa này phản ánh thực tế hiện tại và không bao giờ xem xét lại quyết định đó.
Nh.Thạch
AFP
-
Vì sao Iran chưa thể có quan hệ “sống chết có nhau” với Nga và Trung Quốc?
-
Nga - Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng tại quốc gia giàu năng lượng Turkmenistan?
-
Xung đột Israel - Iran khiến Trung Quốc xem xét lại dự án đường ống khí đốt với Nga
-
Nga tăng cường xuất khẩu loại dầu thô được Trung Quốc ưa chuộng vào tháng 7
-
Khả năng Nga hỗ trợ Iran trong xung đột với Mỹ?
-
Bắt tay triển khai thực hiện nhiệm vụ cụ thể hóa kết quả chuyến công tác Brazil của Thủ tướng
-
Thủ tướng gặp các tập đoàn hàng đầu Brazil nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế
-
Việt Nam sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng với trách nhiệm cao nhất
-
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 16 luật, pháp lệnh mới được thông qua
-
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm