Nga phát hiện mỏ dầu khổng lồ ở Bắc Cực
RT đưa tin, mỏ dầu này được tìm thấy trong một chiến dịch khoan ở khu vực Medynsko-Varandeysky. Một tuyên bố của Rosneft cho biết, trong quá trình thử nghiệm, công ty đã thu được dòng dầu tự do với tốc độ dòng chảy tối đa đạt 220 m3/ngày. Tuyên bố cũng tiết lộ rằng loại dầu này "nhẹ, ít lưu huỳnh và có độ nhớt thấp".
![]() |
Dàn khoan dầu ngoài khơi Bắc Cực "Prirazlomnaya" ở biển Pechora (Ảnh: Gazprom). |
Theo Rosneft, các công trình thăm dò trong vùng biển Pechora đã chứng minh "tiềm năng lớn về dầu mỏ của tỉnh Timan-Pechora ở thềm lục địa và đây sẽ là cơ sở để tiếp tục các cuộc nghiên cứu và phát triển khu vực".
Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ của Nga được cho là đang kiểm soát tổng cộng 28 giấy phép ngoài khơi ở Bắc Cực, 8 trong số đó ở biển Pechora.
Thông báo phát hiện được đưa ra sau khi người đứng đầu tập đoàn Rosneft, ông Igor Sechin, phát biểu tại một diễn đàn kinh tế rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây là bất hợp pháp, đồng thời cảnh báo về một trận đại hồng thủy sắp xảy ra theo kiểu Kinh thánh.
Vào giữa tháng 6, Rosneft cho biết họ đang tiến hành dự án Vostok Oil ở Bắc Cực, mà ông Sechin mô tả là "dự án duy nhất trên thế giới có thể mang lại tác động ổn định thị trường dầu mỏ".
Theo Rosneft, dự án Vostok có thể sản xuất tới 115 triệu tấn dầu mỗi năm vào năm 2033. Lượng dầu đó được cho là tương đương với 20% tổng sản lượng dầu của Nga cho năm 2021.
Trước đó, vào ngày 1/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh giành quyền kiểm soát hoàn toàn dự án dầu khí Sakhalin-2 mà Shell là nhà đầu tư, cùng với các nhà đầu tư Nhật Bản, Reuters đưa tin.
Theo Dân trí
-
Quốc gia EU cảnh báo lệnh trừng phạt Nga hủy hoại kinh tế châu Âu
-
Kinh tế Nga trở lại mức 4 năm chỉ trong một quý, điều tồi tệ vẫn chưa tới
-
Bài toán khó của châu Âu khi các nước đẩy mạnh khai thác khí đốt
-
Ukraine nối lại việc cung cấp dầu của Nga sang Hungary và Slovakia
-
Nga nối lại nguồn cung cấp dầu cho EU
-
Hai nước EU trả tiền cho Ukraine mở lại đường ống đưa dầu Nga sang châu Âu
- Thách thức đối với thị trường bất động sản 2022-2023
- Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam
- Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động Hàn Quốc
- Thủ tướng nhiều lần đốc thúc, mới chỉ giải ngân được 13,5% tiền hỗ trợ thuê nhà cho người lao động
- Việt Nam tăng trưởng cao trong năm 2022
- Aramco sẵn sàng tăng sản lượng dầu nếu có yêu cầu
- Thuế lợi nhuận bất thường đánh vào các gã khổng lồ năng lượng
- Bản tin Năng lượng 16/8: Sản lượng tại các nhà máy lọc dầu Trung Quốc giảm trong tháng 7
- Grab: Phụ phí nắng nóng đã ngừng từ 7/7/2022
- Thủ tướng đề nghị Qatar tăng cường hợp tác đầu tư vào công nghiệp dầu khí
- Thị trường xăng dầu: Gạn đục khơi trong
- Ngành thủy sản đối diện nguy cơ mất 500 triệu USD mỗi năm vì thẻ vàng IUU
-
Thách thức đối với thị trường bất động sản 2022-2023
-
Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam
-
Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động Hàn Quốc
-
Thủ tướng nhiều lần đốc thúc, mới chỉ giải ngân được 13,5% tiền hỗ trợ thuê nhà cho người lao động
-
Việt Nam tăng trưởng cao trong năm 2022