Nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài

17:15 | 13/11/2018

410 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 13/11, tại TP HCM, báo Tiền Phong cùng Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng lao động đi làm việc nước ngoài”.  
nang cao chat luong lao dong di lam viec o nuoc ngoaiQuyền lợi của người lao động về bảo hiểm xã hội
nang cao chat luong lao dong di lam viec o nuoc ngoai4.380 doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
nang cao chat luong lao dong di lam viec o nuoc ngoaiLao động Việt Nam chỉ "vàng" về số lượng chứ chưa "vàng" về chất lượng

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh thị trường xuất khẩu lao động đang sôi động, đặc biệt là thị trường các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức… với hàng chục ngàn nhu cầu việc làm mỗi năm.

Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong 5 tháng đầu năm 2018 có hơn 48.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, Đài Loan và Nhật Bản là hai thị trường trọng điểm, chiếm khoảng 90% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài.

nang cao chat luong lao dong di lam viec o nuoc ngoai
Lao động chuẩn bị được “xuất khẩu” ra nước ngoài làm việc

Riêng thị trường Nhật Bản, 5 tháng đầu năm có khoảng 17.400 lao động Việt Nam được đưa sang làm việc, chiếm hơn 35% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài. Mức lương của người lao động đi Nhật làm việc khá cao, sau khi trừ chi phí, thu nhập hàng tháng của một người lao động còn khoảng 800 - 1.000 đô la Mỹ, nếu tính từ các khoản làm thêm, thu nhập có thể dao động từ 1.500 đến 2.000 đô la Mỹ.

Với mức thu nhập trên, nhiều lao động sau khi về nước đã có cuộc sống tốt hơn. Bên cạnh đó, người lao động còn có cơ hội làm việc với các công ty nước ngoài với ngành nghề phù hợp và mức lương cao nhờ kinh nghiệm và chứng chỉ có được trong thời gian xuất khẩu lao động…

Mặc khác, hiện nay nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp cũng đã liên kết, hợp tác với các công ty xuất khẩu lao động để giải quyết đầu ra bằng cách phái cử thực tập sinh hoặc xuất khẩu lao động... Với hình thức này, sinh viên ngay khi ra trường có thể ra nước ngoài tiếp tục học tập và làm việc ở môi trường chuyên nghiệp, nâng cao tay nghề... Khi trở về nước, họ là nguồn nhân lực chất lượng cao nhờ hội tụ các yếu tố về ngoại ngữ, tay nghề, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, có kinh nghiệm quản lý... mở ra một cơ hội mới cho bản thân cũng như phục vụ cho xã hội.

Do đó, đối tượng xuất khẩu lao động ngày càng được mở rộng không chỉ lao động phổ thông, những người dân vùng quê nghèo mà kể cả những người trí thức, có trình độ đại học, cao đẳng, gia cảnh khá giả ở khu vực thành thị cũng tham gia “xuất ngoại”.

nang cao chat luong lao dong di lam viec o nuoc ngoai
Các đại biểu trao đổi tại Hội thảo

Tuy nhiên, đi xuất khẩu lao động cũng là một vấn đề nan giải với người lao động do liên quan đến kinh tế, vay vốn ngân hàng, vấp phải lừa đảo… Và thực tế, không ít trường hợp “dở khóc dở cười”, mang nợ vào thân do vấp phải những công ty lừa đảo.

Bên cạnh một bộ phận lao động có chất lượng ngày càng tốt hơn được đưa đi làm việc ở nước ngoài thì vẫn còn không ít lao động Việt Nam có trình độ tay nghề và ý thức kỷ luật chưa tốt được đưa ra nước ngoài làm việc. Đó là do một số doanh nghiệp tuyển lao động không đáp ứng điều kiện về trình độ tay nghề, ngoại ngữ; không trực tiếp tổ chức đào tạo, tuyển chọn lao động, không trực tiếp kiểm soát cán bộ giáo viên giảng dạy mà phó mặc cho các cơ sở đào tạo nên thời lượng, nội dung, chất lượng giảng viên cũng như chất lượng đào tạo không đảm bảo yêu cầu.

Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến những vấn đề như tình trạng lao động Việt Nam bỏ hợp đồng ra ngoài cư trú và làm việc bất hợp pháp. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến uy tín chung của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

Theo ông Đào Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Nhà nước đã ban hành hệ thống các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động. Các chính sách này đã tạo các cơ hội, điều kiện thuận lợi cho người lao động được tư vấn thông tin, được đào tạo nghề, ngoại ngữ, pháp luật, giáo dục định hướng nhằm chủ động chuẩn bị nguồn lao động được đào tạo, có chất lượng đi xuất khẩu lao động theo yêu cầu của từng ngành, nghề, từng thị trường. Doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để tuyển sinh, đào tạo nghề, ngoại ngữ nhằm chuẩn bị nguồn lao động xuất khẩu qua đào tạo, có chất lượng.

Bên cạnh đó, để khuyến khích lao động trình độ cao đi làm việc ở nước ngoài thì việc mở rộng thị trường, nâng cao cơ hội cho lao động trình độ cao đi làm việc ở nước ngoài là điều cần thiết.

Theo Cục Quản lý Lao động ngoài nước, trong thời gian từ 2006 đến nay, bình quân mỗi năm Việt Nam đưa được khoảng 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chiếm hơn 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm. Hiện nay có khoảng 500 nghìn lao động đang làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Mỗi năm người lao động gửi về cho gia đình khoảng 2 tỉ đôla Mỹ.

Mai Phương