Năm 2025: Việt Nam sẽ thuộc top 4 ASEAN về xếp hạng số hóa quốc gia
![]() |
![]() |
![]() |
Đây là một trong những nội dung mà Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra trong dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Chuyển đổi số quốc gia” nhằm thực hiện chuyển đổi bứt phá để hướng tới một Việt Nam số (Digital Việt Nam), tận dụng sự tiến bộ, sáng tạo của công nghệ số để phát triển kinh tế - xã hội.
Dự thảo nêu rõ 3 giai đoạn chuyển đổi số Việt Nam gồm: Giai đoạn 1 (2019 - 2020) số hóa các lĩnh vực kinh tế xã hội; triển khai việc số hóa các lĩnh vực, các ngành công nghiệp, chuyển đổi số nền kinh tế, chuyển đổi số cơ quan nhà nước nhằm tăng hiệu quả hoạt động, năng suất lao động, tạo ra các nguồn tăng trưởng mới; Giai đoạn 2 (2021 - 2025) sẽ số hóa thành lợi thế cạnh tranh trong nước và toàn cầu; Giai đoạn 3 (2026 - 2030) kinh tế - xã hội số toàn diện.
![]() |
Mục tiêu Đến năm 2025: Việt Nam sẽ thuộc top 4 ASEAN về xếp hạng số hóa quốc gia |
Theo dự thảo, mục tiêu đến năm 2025 là Việt Nam thuộc top 4 ASEAN về xếp hạng số hóa quốc gia.
Chỉ tiêu về chuyển đổi số nền kinh tế là phát triển ít nhất 80.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong các nhà sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông, xuất khẩu phần mềm lớn trên thế giới.
Đồng thời phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số với chỉ tiêu nâng xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc tăng từ 10-15 bậc vào năm 2020, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đạt 50%. Phát triển lực lượng lao động số, đào tạo thêm 1.000.000 chuyên gia ICT…
Dự thảo nêu rõ, đối với chuyển đổi số nền kinh tế sẽ tập trung hình thành 5-7 tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ lớn có vai trò dẫn dắt công nghệ và thị trường hàng đầu của Việt Nam và khu vực. Phát triển các sản phẩm ICT trọng điểm, sản xuất chip 5G, chip lõi cho chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, cải thiện hệ sinh thái cho khởi nghiệp. Phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ số, khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) công nghệ số đổi mới sáng tạo và tạo các sản phẩm, dịch vụ mới. Kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp với các quỹ đầu tư, vườn ươm. Tạo ưu đãi về thuế cho các quỹ đầu tư mạo hiểm vào các khởi nghiệp…
Về phát triển thương mại điện tử, dự thảo nêu rõ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia các sàn giao dịch điện tử (Shopee, Tiki, Amazon…). Hoàn chỉnh các quy định pháp lý để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ thông tin cá nhân trên các nền tảng thương mại điện tử.
Bộ Thông tin và Truyền thông đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Nguyễn Hưng
-
Kinh tế đô thị chiếm 70% GDP cả nước
-
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Đề xuất vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
-
Tin tức kinh tế ngày 16/11: Thu ngân sách gần “về đích”
-
Khởi tạo nền kinh tế mới: Cách mạng trong chuyển đổi số - chuyển đổi xanh và vai trò tiên phong của doanh nghiệp
-
Phát triển nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025