Mỹ sẽ công bố kế hoạch sử dụng dầu từ kho dự trữ khẩn cấp nhằm ngăn chặn giá dầu tăng cao
![]() |
Một phần cơ sở vật chất của kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của Mỹ tại West Hackberry, Lousiana, có sức chứa 185,7 triệu thùng dầu. Ảnh: Bộ Năng lượng Hoa Kỳ via AP. |
Nguồn tin cho biết một kế hoạch "hoán đổi dầu thô" từ Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược Hoa Kỳ (Strategic Petroleum Reserve-SPR), Bộ Năng lượng Mỹ, sẽ được công bố trong hôm thứ Ba nhưng chưa cho biết rõ số lượng dầu sẽ được giải phóng từ các kho dự trữ chiến lược. Politico đưa một nguồn tin cho rằng số lượng dầu có thể được giải phóng là từ 30 đến 35 triệu thùng. Theo giao dịch hoán đổi của SPR, các công ty dầu mỏ lấy dầu thô từ kho dự trữ khẩn cấp và được yêu cầu hoàn trả lại dầu thô, hoặc bằng sản phẩm tinh chế, cộng với tiền lãi. Giao dịch hoán đổi thường được đưa ra khi các công ty dầu mỏ đối mặt với sự gián đoạn nguồn cung cấp như do đường ống bị tắc nghẽn hoặc thiệt hại do bão. Theo thông tin từ Bộ Năng lượng Mỹ, hiện nay, Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược Hoa Kỳ (SPR) có sức chứa 714 triệu thùng, là kho dự trữ dầu thô khẩn cấp lớn nhất do chính phủ sở hữu.
Chính quyền Biden đã đề nghị Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản phối hợp cùng với Mỹ mở các kho dự trữ dầu chiến lược. Reuters đưa tin Nhật Bản và Ấn Độ đang phối hợp với Mỹ thực hiện kế hoạch này. Bước đi này được triển khai nhằm kiềm chế giá năng lượng tăng vọt sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã từ chối các yêu cầu được nhắc đi nhắc lại từ phía Washington và các quốc gia tiêu dùng dầu khác đề nghị OPEC+ tăng nguồn cung để phù hợp với nhu cầu gia tăng.
![]() |
Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược Bryan Mound, Freeport Texas, sức chứa 224,1 triệu thùng dầu. Ảnh: Luke Sharrett/Bloomberg. |
Đây là nỗ lực chưa từng có của Washington nhằm phối hợp với các nền kinh tế lớn ở châu Á để giảm giá năng lượng và cũng gửi cảnh báo các nước sản xuất dầu mỏ lớn rằng họ nên bơm thêm dầu để giải quyết mối lo ngại về giá nhiên liệu cao ở các nền kinh tế cường quốc. OPEC+ dự kiến sẽ nhóm họp vào ngày 2/12/2021 để thảo luận về chính sách sản lượng dầu mỏ.
Giá dầu cao hiện tại không phải do gián đoạn nguồn cung mà là do nhu cầu năng lượng toàn cầu phục hồi từ mức tiêu thụ thấp vì các biện pháp phong tỏa do đại dịch Covid 19. OPEC+ đã bổ sung 400.000 thùng mỗi ngày ra thị trường từng tháng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, nhưng từ chối lời kêu gọi tăng nhanh hơn của Tổng thống Mỹ Biden với lập luận cho rằng nhu cầu phục hồi có thể rất mong manh. Kế hoạch phối hợp mở kho dầu dự trữ ra thị trường, cùng với các đợt phong tỏa mới ở châu Âu đã làm chậm lại đà tăng giá của dầu thô gần đây. Dầu thô Brent giao dịch gần đây nhất ở mức 79,50 USD/ thùng, giảm hơn 7 USD so với mức đỉnh đạt được cuối tháng 10/2021.
![]() |
Đường ống dẫn và van khóa dầu tại kho dự trữ dầu mỏ chiến lược của Mỹ tại Freeport, Texas. Ảnh: Richard Carson/Tư liệu Reuters. |
Việc bán dầu từ kho dự trữ chiến lược ít xảy ra hơn. Các Tổng thống Mỹ đã ba lần cho phép bán dầu khẩn cấp từ nguồn dự trữ chiến lược SPR, gần đây nhất là vào năm 2011 trong cuộc chiến tranh ở Libya, một thành viên OPEC. Hai lần khác là trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và sau cơn bão Katrina năm 2005.
Mỹ cũng đã từng hợp tác với Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) khi các vấn đề về nguồn cung toàn cầu đòi hỏi có sự phối hợp giải phóng dầu từ kho dự trữ. Nhật Bản và Hàn Quốc là thành viên IEA, Trung Quốc và Ấn Độ chỉ là thành viên dự khuyết.
Các nhà phân tích của Citigroup ước tính rằng lượng dầu phối hợp cung cấp từ phía Mỹ và các quốc gia khác có thể giao động từ 100 đến 120 triệu thùng hoặc cao hơn. Bên cạnh đó, một nguồn tin thông thạo các cuộc thảo luận cho biết mức đóng góp từ Trung Quốc và các quốc gia khác còn chưa được làm rõ và các quốc gia như Ấn Độ và Hàn Quốc có thể sẽ chỉ đóng góp một số lượng nhỏ thùng dầu.
Thanh Bình
-
Trung Quốc âm thầm mua dầu giá rẻ của Nga
-
Nga cấm Tổng thống Joe Biden và loạt quan chức Mỹ nhập cảnh
-
Số lượng giàn khoan dầu của Mỹ tăng 60% so với năm ngoái
-
Trung Quốc tăng mua dầu giá rẻ của Nga khiến dầu Iran ế ẩm
-
Giá dầu lắng xuống khi rủi ro nguồn cung vượt quá lo lắng về kinh tế
-
Giá vàng hôm nay 21/5: Đồng USD phục hồi, giá vàng mất đà tăng
- Sản lượng dầu Nga sẽ tiếp tục phục hồi trong tháng 6
- Nga đình chỉ xuất khẩu khí đốt sang Phần Lan
- Giá xăng dầu hôm nay 22/5 ghi nhận tuần tăng giá mạnh
- Giá vàng hôm nay 22/5 ghi nhận tuần tăng giá mạnh, khởi động chu kỳ thăng hoa mới
- Phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030
- Hà Nội kết nối sản xuất và tiêu dùng bền vững sản phẩm thân thiện môi trường
- Nga gấp rút thanh toán nợ sớm để tránh viễn cảnh vỡ nợ
- Giá dầu ổn định trong tuần khi rủi ro nguồn cung đi cùng với lo ngại tăng trưởng kinh tế
- Sản lượng khí đốt của Châu Phi có thể đạt đỉnh vào cuối những năm 2030
- Áo xem xét sửa luật năng lượng để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga
- Người lao động Dầu khí đang "cháy" hết mình tại NMNĐ Thái Bình 2
- Giá xăng dầu hôm nay 21/5 quay đầu tăng mạnh