Ấn Độ cân nhắc xả dầu từ kho dự trữ chiến lược
![]() |
Nhà nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới, Ấn Độ, có kế hoạch giải phóng dầu thô từ kho dự trữ chiến lược của mình trong một nỗ lực phối hợp với các quốc gia tiêu thụ dầu lớn để bình ổn giá, ba nguồn tin chính phủ mới đây nói với Reuters.
Trước đó, Mỹ đã yêu cầu những nước tiêu dùng hàng đầu châu Á là Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc giải phóng dầu thô từ kho dự trữ chiến lược của họ sau khi nhóm OPEC+ phớt lờ lời kêu gọi bơm thêm dầu vào thị trường.
Vào cuối tuần trước, Trung Quốc đã chuẩn bị giải phóng dầu thô khỏi nguồn dự trữ chiến lược của mình, Reuters dẫn nguồn tin từ Cục Dự trữ Chiến lược và Lương thực Quốc gia của nước này.
Người phát ngôn của chính quyền Trung Quốc nói: "Chúng tôi đang thực hiện công việc giải phóng trữ lượng dầu thô. Đối với bất kỳ chi tiết nào liên quan đến việc giải phóng dầu thô, chúng tôi sẽ đưa ra thông báo trên trang web chính thức của mình".
Trong khi đó, hãng tin Kyodo dẫn lời Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết, Nhật Bản cũng đang xem xét giải phóng kho dự trữ dầu thô của mình, cùng với Mỹ và các nước tiêu thụ lớn khác để giảm giá.
Nếu Nhật Bản quyết định thực hiện điều này, đây sẽ là lần đầu tiên quốc gia Đông Á khai thác dầu dự trữ của mình để hạ giá thành.
Trước đây, Nhật Bản từng giải phóng dầu thô từ nguồn dự trữ, nhưng chỉ trong những thời điểm thiếu hụt nguồn cung, chẳng hạn như trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 hoặc sau thảm họa Fukushima khi nước này đóng cửa tất cả các nhà máy hạt nhân.
Hiện tại, Luật dự trữ dầu của Nhật Bản chỉ cho phép xả kho dự trữ trong những trường hợp như vậy. Tuy nhiên, các quan chức Nhật Bản nói rằng, các kho dự trữ vượt quá mục tiêu dự trữ của nước này có thể được giải phóng mà không cần sửa đổi luật, Kyodo News lưu ý.
Trên thực tế, hông tin các nước tiêu thụ dầu lớn xem xét giải phóng dầu từ kho dự trữ kéo giá dầu xuống thấp hơn trong những ngày gần đây.
Bình An
- Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine
- Tổng thống Vladimir Putin quyết định tổ chức lại lĩnh vực dầu khí nước Nga
- 20 công ty khí đốt châu Âu chấp nhận thanh toán bằng đồng rúp cho Nga
- Mâu thuẫn giữa các nhà nhập khẩu và xuất khẩu LNG được giải quyết ra sao?
- Châu Âu và Nga đạt được thỏa hiệp trong thanh toán khí đốt
- Mỹ sẽ nới lỏng một số lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Venezuela
- Hungary cần 811 triệu USD để thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu Nga
- Đức sẽ cấm dầu mỏ của Nga vào cuối năm 2022
- Cuộc điều tra của Mỹ đối với pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam và Đông Nam Á đi ngược lại mục tiêu khí hậu của chính quyền Biden
- Bản tin năng lượng xanh: Na Uy thúc đẩy mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng của châu Âu
- Công ty Đức đồng ý thanh toán khí đốt theo yêu cầu của Nga
- Nga chính thức quốc hữu hóa tài sản của hãng xe Pháp
-
Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine
-
Tổng thống Vladimir Putin quyết định tổ chức lại lĩnh vực dầu khí nước Nga
-
20 công ty khí đốt châu Âu chấp nhận thanh toán bằng đồng rúp cho Nga
-
Mâu thuẫn giữa các nhà nhập khẩu và xuất khẩu LNG được giải quyết ra sao?
-
Châu Âu và Nga đạt được thỏa hiệp trong thanh toán khí đốt