Đưa điện ảnh Việt Nam vươn ra thế giới:

Kỳ vọng từ phim hợp tác

09:38 | 20/11/2015

1,114 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hợp tác sản xuất phim điện ảnh, truyền hình với nước ngoài phần nào mang đến làn gió mới, màu sắc mới cho phim Việt. Bên cạnh việc tăng cường năng lực sản xuất bằng cách học tập kinh nghiệm, cách thức sáng tạo của ekip quốc tế, các đạo diễn Việt Nam còn đang kỳ vọng phim hợp tác là cầu nối đưa điện ảnh vươn ra thế giới và cũng không giấu tham vọng sẽ xuất khẩu phim truyền hình.

Nối dài dự án…

Trong năm 2015, dự án được mong đợi hơn cả chính là bộ phim “Khúc hát mặt trời” với sự kết hợp giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình TBS của Nhật Bản. Khác với lần trước, lần này, TBS chuyển giao kịch bản gốc để đơn vị sản xuất của VTV là Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) phát triển, sáng tạo thành một kịch bản mới.

Trong số những bộ phim hợp tác sản xuất, đáng nói hơn cả là dự án điện ảnh Việt Nam - Hàn Quốc mang tên “Tuổi thanh xuân”, đánh dấu sự kết hợp của Công ty CJ E&M của Hàn Quốc và Trung tâm sản xuất phim truyền hình- VFC (Đài truyền hình Việt Nam). Phát sóng vào năm 2014, “Tuổi thanh xuân” đã nhanh chóng trở thành hiện tượng màn ảnh nhỏ, với tỷ suất người xem rất cao. Trong đêm trao giải thưởng Ấn tượng VTV 2015, bộ phim đã đại thắng ở cả ba hạng mục quan trọng: Phim mới ấn tượng, Nam diễn viên và Nữ diễn viên ấn tượng (Kang Tae Oh và Nhã Phương).

tin nhap 20151120093220
Một cảnh trong phim Tuổi thanh xuân

Sau thành công của “Tuổi thanh xuân”, Công ty CJ E&M tiếp tục phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam triển khai bộ phim “Tuổi thanh xuân 2” và bộ phim về Hoàng tử Lý Long Tường, người sáng lập dòng họ Lý Hoa Sơn tại Hàn Quốc. Ông Chang Bok Sang, Chủ tịch Tập đoàn CJ Hàn Quốc, cho biết đang xúc tiến việc thành lập công ty liên doanh với Việt Nam trong việc sản xuất các tác phẩm, dự kiến sản xuất từ 5-7 phim/năm.

Việc hợp tác sản xuất phim giữa Việt Nam và các nước trên thế giới đang được coi là “cứu cánh” cho truyền hình và điện ảnh Việt, trong bối cảnh “nở rộ” những bộ phim truyền hình lê thê, “đếm tập ăn tiền” bởi chính quy định 30% phim Việt và quy định “giờ vàng” trên truyền hình.

Ngoài ra, việc hợp tác cũng được diễn ra với nhiều cách thức khá đa dạng như hai bên cùng bỏ vốn, nước chủ nhà hỗ trợ dịch vụ cho ekip nước ngoài hay đơn vị nước ngoài bỏ vốn cho đạo diễn trong nước làm phim và ngược lại …

Thế nhưng dù là cách thức nào, thì việc hợp tác cũng đã và đang giúp điện ảnh của nhiều quốc gia có được những sản phẩm chất lượng, đạo diễn có thêm cơ hội học hỏi, trau dồi nhằm phát triển điện ảnh trong nước. Với Việt Nam, theo NSND Đặng Nhật Minh - người từng có nhiều phim hợp tác với nước ngoài - dù làm theo cách nào, điện ảnh Việt Nam cũng rất có lợi bởi “chúng ta không thể mãi khép kín, nhất là khi ngành điện ảnh của chúng ta còn quá non trẻ”.

Tham vọng có quá sức?

Việc hợp tác sản xuất giữa Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản … đã bước đầu tạo được cách làm việc chuyên nghiệp, “đẩy” chất lượng các bộ phim truyền hình và là cơ hội hiếm có để đưa phim Việt đến với bạn bè quốc tế.

Đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Giám đốc VFC, cho biết: “Phim không chỉ quảng bá nét đẹp văn hóa phong phú, độc đáo mà còn phải kích cầu du lịch, thu hút du khách khám phá một Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận. Từ những hiệu ứng tích cực đó, các cơ quan quản lý sẽ nhận thức rõ ràng hơn về phương thức quảng bá hữu hiệu này, thay vì chỉ trông chờ vào hoạt động quảng bá du lịch ít ỏi trong một số hội chợ du lịch quốc tế. Chúng tôi xác định hướng đi mới này là cần thiết.

tin nhap 20151120093220

Tuổi thanh xuân “tái ngộ” khán giả Việt

Phần 2 của bộ phim hợp tác Việt - Hàn Tuổi thanh xuân đang được lên kế hoạch sản xuất và dự kiến phát sóng vào năm 2016.

tin nhap 20151120093220

Dàn sao "đổ bộ" trong phim hợp tác Hàn – Việt

Sản phẩm nằm trong Dự án hợp tác làm phim truyền hình đầu tiên của Việt Nam và Hàn Quốc, mang tên “Tuổi thanh xuân” được chính thức bấm máy hôm qua 10/8. Bộ phim đang nắm giữ dàn diễn viên triển vọng của nền điện ảnh hai nước.

Thông qua việc hợp tác, độc lập sản xuất đối với các đề tài phim được sản xuất ở nước ngoài hoặc hợp tác với các đài truyền hình trên thế giới để sản xuất phim tại Việt Nam và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng phim truyền hình Việt, tiến tới xuất khẩu phim truyền hình Việt Nam ra thế giới”.

Đạo diễn trẻ Nguyễn Hoàng Điệp (đạo diễn phim “Đập cánh giữa không trung” - một trong hai phim Việt Nam tranh giải HANIFF) cũng thể hiện kỳ vọng: “Chúng ta có nền văn hóa đặc sắc, các quốc gia khác cũng có văn hóa đặc sắc, thậm chí họ còn đậm đà hơn. Đã đến lúc chúng ta không thể dùng ngôn ngữ địa phương đưa vào trong phim, mà phải chú trọng làm bằng ngôn ngữ điện ảnh, nhân vật hay câu chuyện điện ảnh phải mang hơi thở cuộc sống toàn cầu. Một lưu ý, những người làm điện ảnh Việt Nam không nên quá coi trọng việc hợp tác quốc tế như là con đường để kiếm tiền, bởi hợp tác không chỉ dừng ở nguồn lực về tài chính mà còn lớn hơn, đó là việc quảng bá văn hóa và con người đất nước mình. Từ sự hợp tác đó, các bạn sẽ có sự công nhận, chỗ đứng trong lòng công chúng và người làm nghề quốc tế”.

Cần khẳng định, những bộ phim hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia khác đã đem đến cho điện ảnh Việt, công chúng Việt những sản phẩm có chất lượng cao, dàn diễn viên thực lực cùng “thực đơn” điện ảnh đa dạng, phong phú. Thế nhưng, theo đánh giá của những người trong nghề, chúng ta chưa thực sự có phim nào mang dấu ấn đậm nét và khắc họa được chân thực hình ảnh con người, văn hóa và đất nước Việt Nam.

 Những bộ phim hợp tác được đánh giá cao trong thời gian vừa qua như “Người cộng sự”, “Hai phía chân trời”, “Tuổi thanh xuân”… mặc dù có tỷ suất người xem khá tốt, nhận được sự đánh giá tích cực từ phía các nhà quản lý, song hầu hết chỉ dừng lại ở mức độ xem được, chứ chưa có phim nào thật sự chất lượng. Đó là chưa kể đến nhiều phim điện ảnh hợp tác đưa ra rạp trong sự hụt hẫng của khán giả như “Truy sát”, “Ranh giới trắng đen”, “Lọ lem Sài Gòn”…

Bên cạnh đó, khi đặt vấn đề hợp tác, bên cạnh việc học hỏi kinh nghiệm diễn xuất, quản lý, đạo diễn… các nhà làm phim Việt Nam đều có kỳ vọng sẽ góp phần nâng tầm và đưa điện ảnh Việt vượt ra khỏi lãnh thổ, vươn ra thế giới bằng cách lồng ghép quảng bá hình ảnh văn hóa, con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Từ đó, chúng ta sẽ có lãi từ điện ảnh bằng việc xuất khẩu điện ảnh, thế nhưng đến thời điểm này, chúng ta đều thấy rằng kỳ vọng này đang hơi quá sức với người làm phim Việt. NSND Đặng Nhật Minh cho rằng: “Tâm lý bên nào cũng muốn đạt được lợi ích nhiều hơn nên sự bình đẳng rất khó thực hiện được”. Theo nhìn nhận của đạo diễn, khi hợp tác làm phim, Việt Nam vẫn “dưới cơ” và chưa có được bình đẳngcần thiết.

Điển hình như bộ phim “Tuổi thanh xuân” do Việt Nam và Hàn Quốc phối hợp sản xuất đã ngay lập tức trở thành hiện tượng màn ảnh nhỏ, với tỷ suất người xem khá cao và cũng là “bàn đạp danh tiếng” cho diễn viên trẻ Nhã Phương. Thế nhưng, trong “Tuổi thanh xuân”, hình ảnh và đặc trưng đất nước, con người Việt Nam đều khá mờ nhạt, thay vào đó là những chi tiết bị Hàn hóa, đến mức nhiều người còn nhận xét, nữ chính Nhã Phương không khác gì một … cô gái Hàn Quốc chính hiệu.

Có thể nói, việc hợp tác sản xuất điện ảnh là “cơ hội vàng” để các nhà làm phim có thể tiếp cận với nhà sản xuất hay nhà phát hành chuyên nghiệp đến từ nhiều quốc gia, từ đó học hỏi được phương pháp làm việc chuyên nghiệp, cách diễn xuất cũng như sản xuất một bộ phim chuẩn quốc tế. Điều lợi đã nhìn thấy, nhưng để hợp tác thành công và bình đẳng, thì lại phải trông chờ vào tài năng của chính những đạo diễn và diễn viên Việt Nam. Có như vậy, giấc mơ “vươn mình ra thế giới” của điện ảnh Việt mới có hy vọng thành sự thật. 

Từ sau bộ phim truyền hình “Tình xa” (Trung tâm Sản xuất phim truyện truyền hình của VTV và Tập đoàn Kantana Thái Lan hợp tác thực hiện) cách đây hơn 10 năm, Việt Nam và nhiều quốc gia đã liên tiếp có những kế hoạch, dự án hợp tác trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình. Có thể nhắc tới dự án phim “Tình xuyên biên giới” của đạo diễn Hồ Lê Nguyên Khôi (Việt Nam) và Quách Tường (Trung Quốc). Hay dự án “I am wanted” (đạo diễn Thụy Điển Beata Gardeler) của nhà sản xuất - diễn viên Trương Ngọc Ánh… Về lĩnh vực phim truyền hình, tiếp nối sau thành công của “Người cộng sự”, Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục hợp tác thực hiện phim “Cuộc sống mới” ở Việt Nam (Công ty Cổ phần Phim 1 Việt Nam, Công ty Đông Đô Show và Công ty Argo Pictures - Nhật sản xuất)…

Khánh An

Hầm chôn chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới

Hầm chôn chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới

(PetroTimes) - Nằm sâu 450m dưới lòng đất đảo Olkiluoto (Phần Lan), Onkalo - hệ thống lưu trữ và xử lý chất thải hạt nhân đầu tiên trên thế giới sắp hoàn thành...