Kinh tế Mỹ trải qua quý tệ nhất từ khủng hoảng 2008
Bộ Thương mại Mỹ vừa cho biết, GDP quý I của Mỹ giảm 4,8% do tác động của Covid-19. Đây là mức thấp nhất từ khủng hoảng tài chính hơn một thấp kỷ trước. Quý IV năm, tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm 8,4%
![]() |
Tăng trưởng GDP Mỹ từ năm 2006 đến nay. Ảnh: Washington Post. |
Nền kinh tế Mỹ dường như bước vào suy thoái khi chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp đột ngột lao dốc quý I trong bối cảnh quốc gia này bị phong toả để chống dịch.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, chi tiêu của người Mỹ giảm 7,6% và đầu tư của doanh nghiệp giảm 8,6%. Việc người dân tràn vào các cửa hàng tạp hoá để mua thực phẩm và hàng dự trữ chưa đủ để bù đắp cho những khoản chi tiêu cho ăn uống tại nhà hàng, mua xe, giải trí...
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích dự đoán điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến.
Tăng trưởng kinh tế Mỹ quý II có thể giảm hơn 30% - mức lớn nhất kể từ Đại suy thoái khi phần lớn quốc gia này bị phong toả để cố gắng khuyến khích người dân ở nhà. Một cuộc suy thoái chính thức được ghi nhận với hai quý tăng trưởng âm.
"Chúng ta đang ở trong một cuộc suy thoái và nó sẽ là một cuộc suy thoái rõ ràng", chuyên gia kinh tế Alicia Modestino tại nhận định.
Tổng thống Trump và nhiều người ở phố Wall hy vọng các gói hỗ trợ kỷ lục sẽ ngăn chặn sự đình trệ. Tuy nhiên, kinh tế trưởng Joseph Brusuelas tại hãng kiểm toán RSM cho rằng các nhà hoạch định chính sách nên chuẩn bị các gói hỗ trợ và kích thích tiếp theo cho nền kinh tế sẽ bị đảo lộn trong một khoảng thời gian.
Nền kinh tế Mỹ khởi đầu năm nay khá vững chắc nhưng Tổng thống Trump ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia hồi tháng 3 và không cho quá 10 người tụ tập đã khiến hàng triệu nhà hàng, phòng tập gym, quán cà phê và doanh nghiệp phải đóng cửa.
Hiện tại, hơn 26 triệu người Mỹ đã mất việc và phải xin trợ cấp thất nghiệp, nhiều doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản từ khi họ không đủ tiền để duy trì trong vài tuần mà không có khách hàng hay doanh thu.
Theo VNE
-
Trăn trở lớn nhất của doanh nghiệp là giảm thủ tục hành chính
-
TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
-
Thường trực Chính phủ làm việc với DNNN về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
-
Động lực tăng trưởng năm 2025: Ngành nào sẽ dẫn dắt?
-
PGS. TS Ngô Trí Long chỉ ra những yếu tố có thể tạo áp lực lên lạm phát tại Việt Nam trong năm 2025
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 20/5: Đức không còn phản đối năng lượng hạt nhân
-
Điểm kinh doanh vàng miếng phải treo biển nhận diện
-
Tin tức kinh tế ngày 19/5: Vốn ngân hàng tiếp tục "bơm" mạnh vào bất động sản
-
Đối thoại kinh doanh UAE - Mỹ: Đẩy mạnh hợp tác chiến lược về năng lượng, công nghệ và khai thác
-
Tin Thị trường: Sắc đỏ phủ bóng thị trường dầu quốc tế