Khi Google và Facebook “chơi lớn”!

09:08 | 18/08/2021

422 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Có nhiều mục đích trong cú bắt tay xây dựng tuyến cáp ngầm mới ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Google và Facebook.

Cái bắt tay của hai “ông lớn”

Theo đó, tuyến cáp mới dự kiến sẽ kết nối Singapore, Nhật Bản, Guam, Philippines, Đài Loan và Indonesia vào năm 2024. Hệ thống cáp ngầm, có tên là Apricot dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2024, tùy thuộc vào sự phê duyệt của cơ quan quản lý và sẽ kết nối Nhật Bản, Đài Loan, Guam, Philippines, Indonesia và Singapore.

Hệ thống cáp ngầm, Apricot chạy dài 12.000 km kết nối Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương.
Hệ thống cáp ngầm, Apricot chạy dài 12.000 km kết nối Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương.

Theo Facebook cho biết, cáp sẽ chạy dài 12.000 km và có dung lượng thiết kế ban đầu hơn 190TB mỗi giây để đáp ứng nhu cầu dữ liệu ngày càng tăng trong khu vực. Tin tức này theo sau thông báo đầu năm nay của Facebook, rằng họ đang làm việc trên hai cáp ngầm, Echo và Bifrost, kết nối Bắc Mỹ và Đông Nam Á.

Trong một tuyên bố khác, Google cho biết cáp Echo và Apricot là "hệ thống cáp ngầm bổ sung", sẽ mang lại lợi ích với nhiều đường đi trong và ngoài châu Á.

Cả hai công ty đều không nêu chi tiết tổng đầu tư cần thiết cho tuyến cáp biển đa quốc gia. Nhưng tập đoàn viễn thông khổng lồ PLDT của Philippines tiết lộ riêng, họ sẽ đầu tư khoảng 80 triệu USD vào việc đồng phát triển mạng Apricot.

“Các khoản đầu tư mạng lưới như thế này có tác động rất lớn đối với hoạt động kinh tế khu vực”, Google cho biết trong một tuyên bố.

Các khoản đầu tư cáp ngầm đem lại nhiều lượi ích cho khu vực.
Các khoản đầu tư cáp ngầm đem lại nhiều lợi ích cho khu vực.

Cũng theo Google, Analysys Mason (công ty tư vấn quản lý hàng đầu thế giới trong lĩnh vực viễn thông, truyền thông và công nghệ), đã tiến hành một nghiên cứu về cơ sở hạ tầng mạng APAC (Châu Á-Thái Bình Dương) của Google từ năm 2010 đến năm 2019 và nhận thấy rằng các khoản đầu tư vào mạng dẫn đến tổng GDP tăng thêm 430 tỷ USD và thêm 1,1 triệu việc làm cho khu vực APAC.

Loại Trung Quốc khỏi cuộc chơi viễn thông toàn cầu?

Ngày nay cáp ngầm đã trở thành một mạng quan trọng để truyền dữ liệu trên toàn cầu. Những sợi cáp dài này nằm dưới đáy đại dương và gửi dữ liệu dưới dạng xung ánh sáng bên trong những sợi dây mỏng, hoặc sợi quang bên trong cáp.

Các công ty công nghệ lớn của Mỹ thì cũng đang tìm mọi cách để cô lập, loại trừ các công ty Trung Quốc ra khỏi các dự án viễn thông.
Các công ty công nghệ lớn của Mỹ thì cũng đang tìm mọi cách để cô lập, loại trừ các công ty Trung Quốc ra khỏi các dự án viễn thông.

Đã có rất nhiều động thái xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông lớn trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, với nhiều công ty công nghệ lớn đầu tư vào các loại cáp mới. Vào tháng 6, Google đã công bố một tuyến cáp biển tốc độ cao mới giữa Mỹ và Argentina, được đặt tên là Firmina, sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2023.

Có thể thấy, mục đích đầu tiên của Facebook và Google là tạo kết nối tốt hơn giữa Mỹ và các nước châu Á, đồng thời đẩy nhanh tốc độ truyền tải dữ liệu trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, những căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc đang gây ra các vấn đề nghiêm trọng khi liên quan đến việc chuyển giao dữ liệu.

Trong khi, chính phủ Mỹ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về vai trò của Trung Quốc trong việc xử lý lưu lượng mạng và khả năng gián điệp. Còn các công ty công nghệ lớn của Mỹ thì cũng đang tìm mọi cách để cô lập, loại trừ các công ty Trung Quốc ra khỏi các dự án.

Điều này được cho là bắt nguồn từ thời điểm năm 2020, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ, Donald Trump đã ban hành một lệnh hành pháp thành lập một ủy ban để xem xét sự tham gia của nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ viễn thông của Mỹ, được gọi một cách không chính thức là “Team Telecom”.

Nhóm đó, được tài trợ bởi Bộ Tư pháp Mỹ và làm việc với Ủy ban Truyền thông Liên bang, đã thúc đẩy chặn bất kỳ đường cáp trực tiếp nào đến Trung Quốc đại lục, hoặc Hồng Kông, và đẩy các đối tác Trung Quốc ra khỏi các dự án cáp.

Là một phần của kế hoạch “Mạng sạch” thời Trump, Mỹ cho biết họ cần sử dụng “dây cáp sạch”, và đảm bảo các đường cáp dưới biển kết nối Mỹ với internet toàn cầu không bị Bắc Kinh thu thập thông tin tình báo tại siêu quy mô.

Cũng trong năm 2020, Facebook, Amazon và China Mobile đã yêu cầu chính phủ Mỹ phê duyệt đề xuất tuyến cáp ngầm dài 12.000 km giữa Philippines và California, nhưng sau đó vấp phải rào cản về quy định do Mỹ lo ngại về sự can dự của Trung Quốc. Hiện tại, China Mobile đã rời khỏi dự án.

Tuy nhiên, 2Africa, dự án cáp dưới biển lớn nhất thế giới, vẫn có sự góp mặt của công ty Trung Quốc.
Tuy nhiên, 2Africa, dự án cáp dưới biển lớn nhất thế giới, vẫn có sự góp mặt của công ty Trung Quốc.

Chưa biết Mỹ có thể loại bỏ vai trò của Bắc Kinh trong việc tham gia vào các dự án viễn thông lớn trên thế giới hay không, nhưng một số tuyến cáp lớn khác trên thế giới vẫn đang tiếp tục phát triển với sự tham gia của các công ty Trung Quốc.

Đơn cử như 2Africa, một trong những dự án cáp dưới biển lớn nhất thế giới, tuyến cáp ngầm dài đến 37.000 km kết nối internet liên thông giữa châu Âu, Trung Đông tới 21 điểm của 16 quốc gia tại lục địa châu Phi, vẫn đang có sự tham gia của tập đoàn China Mobile International, Trung Quốc.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

BIDV dành 1.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp tại 19 tỉnh, thành phía NamBIDV dành 1.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp tại 19 tỉnh, thành phía Nam
Nghiên cứu tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nướcNghiên cứu tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước
Cơ quan báo chí có hy vọng được miễn, giảm thuế như doanh nghiệpCơ quan báo chí có hy vọng được miễn, giảm thuế như doanh nghiệp