IEEFA: Châu Âu cuống cuồng tăng công suất nhập khẩu LNG, nhưng cung giờ đã vượt xa nhu cầu

07:00 | 01/11/2023

8,519 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) cảnh báo việc châu Âu mở rộng công suất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), đặc biệt là sau khi Nga xung đột với Ukraine vào năm ngoái, đã vượt xa nhu cầu, Upstream Online đưa tin.
Châu Âu sẽ tăng 30% khối lượng LNG nhập khẩu trong tháng 11?Châu Âu sẽ tăng 30% khối lượng LNG nhập khẩu trong tháng 11?
Xung đột Israel - Hamas gây mất ổn định nguồn cung LNG sang châu Âu?Xung đột Israel - Hamas gây mất ổn định nguồn cung LNG sang châu Âu?
IEEFA: Châu Âu cuống cuồng tăng công suất nhập khẩu LNG, nhưng cung giờ đã vượt xa nhu cầu
Ảnh minh họa

Khoảng cách giữa công suất và nhu cầu LNG của châu Âu tiếp tục gia tăng. Châu Âu đã bổ sung thêm sáu kho cảng nhập khẩu mới chỉ trong năm 2023, cùng với một kho cảng đã bị bỏ rơi trước đó và một đơn vị lưu trữ nổi và tái hóa khí (FSRU) mới đã cập cảng nhưng chưa hoạt động. Trong khi đó, nhập khẩu LNG chững lại và mức tiêu thụ khí đốt tiếp tục giảm, IEEFA cho biết hôm thứ Ba.

“Nhu cầu khí đốt giảm đang thách thức quan điểm cho rằng châu Âu cần nhiều cơ sở hạ tầng LNG hơn để đạt được các mục tiêu an ninh năng lượng của mình. Dữ liệu cho thấy chúng tôi không cần làm vậy,” bà Ana Maria Jaller-Makarewicz, nhà phân tích năng lượng của IEEFA, cho biết.

“Bất chấp những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tiêu thụ khí đốt, các quốc gia ở châu Âu liều mình đánh đổi sự phụ thuộc vào đường ống của Nga để lấy hệ thống LNG dư thừa, khiến lục địa này càng phải đối mặt với biến động giá cả,” bà nói.

Châu Âu đã bổ sung 36,5 tỷ mét khối công suất LNG mới kể từ đầu năm 2022. Tuy nhiên, tiêu thụ LNG chỉ tăng 4,8 tỷ mét khối từ đầu năm đến nay, mức tăng nhỏ hơn nhiều so với mức tăng 46,2 tỷ mét khối cùng kỳ năm ngoái.

IEEFA lưu ý rằng mặc dù nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống của Nga tới châu Âu đã bị gián đoạn, nhưng nguồn cung LNG của Nga cho lục địa này cho đến nay vẫn ổn định vào năm 2023 với Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ là những nhà nhập khẩu lớn nhất.

Chỉ riêng Liên minh châu Âu đã chi 41 tỷ euro (43,54 tỷ USD) cho việc nhập khẩu LNG từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2023, trong đó Mỹ (17,2 tỷ euro), Nga (5,5 tỷ euro) và Qatar (5,4 tỷ euro) là những nước hưởng lợi lớn nhất, IEEFA cho biết.

Tỷ lệ sử dụng các kho cảng LNG của Châu Âu trung bình chỉ đạt 58% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay.

IEEFA nói: “Trước tình trạng tiêu thụ khí đốt ở châu Âu giảm, điều này đặt ra câu hỏi liệu châu Âu có cần xây dựng thêm cơ sở hạ tầng LNG cho đến năm 2030 hay không. Trong khi nhập khẩu LNG của châu Âu trong 9 tháng đầu năm 2022 tăng 62% so với cùng kỳ năm 2021, thì nhập khẩu LNG vào năm 2023 lại ít thay đổi, chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Liên minh Châu Âu đã đạt được mục tiêu dự trữ khí đốt mùa đông trước thời hạn.”

Tính đến tháng 9 năm 2023, EU, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh đã nhập khẩu tổng cộng 125 tỷ mét khối LNG.

Công suất nhập khẩu hàng năm của các kho cảng LNG châu Âu được dự báo sẽ đạt 406 tỷ mét khối vào năm 2030 khi các cơ sở mới đi vào hoạt động, trong khi tổng nhu cầu khí đốt của lục địa này dự kiến sẽ giảm xuống khoảng 400 tỷ mét khối trong khoảng thời gian này khi lục địa này thúc đẩy các chính sách giảm nhu cầu khí đốt, theo IEEFA.

Đỗ Khánh

Upstream Online