Hướng đi nào cho ngành cơ khí?

15:00 | 11/12/2018

463 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo tính toán của các chuyên gia, tổng nhu cầu về máy móc thiết bị của nước ta từ nay đến năm 2030 ước tính khoảng 350 tỉ USD. Vấn đề là doanh nghiệp (DN) cơ khí Việt Nam có thể chiếm được mấy phần của “miếng bánh lớn” đó khi khả năng tiếp cận thị trường rất khó khăn, bị lép vế ngay trên “sân nhà”.

Những “giấc mơ dang dở”

Theo Quy hoạch điện VII, từ năm 2012 đến năm 2030, nước ta sẽ có khoảng 40 nhà máy nhiệt điện than công suất 1.200MW được xây dựng với giá trị thiết bị và xây lắp khoảng 64 tỉ USD. Nhằm thực hiện chủ trương nội địa hóa các dự án nhiệt điện chạy than, ngày 29/11/2012, Chính phủ ban hành Quyết định 1791/QĐ-TTg, nội địa hóa 11 hạng mục trong nhà máy nhiệt điện cũng như thí điểm thực hiện tại 3 dự án nhiệt điện Sông Hậu 1, Quảng Trạch 1 và Quỳnh Lập 1. Theo đó, có cơ chế tạo điều kiện hỗ trợ các DN cơ khí trong nước từng bước nâng cao năng lực, tiến tới làm chủ công nghệ thiết kế và chế tạo thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp cơ khí trong nước.

huong di nao cho nganh co khi
Thợ lắp máy LILAMA

Các DN cơ khí đã chủ động, tích cực nâng cao năng lực để tham gia vào các gói nội địa hóa. Viện Nghiên cứu cơ khí (NARIME) đã nội địa hóa thành công hệ thống lọc bụi tĩnh điện cho Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 1, 55% thiết bị thải tro xỉ, 75% thiết bị lọc bụi cho Nhiệt điện Thái Bình 1; Công ty CP Tư vấn xây dựng Điện 2 (EVN PECC2) cung ứng hệ thống cung cấp than, lọc bụi tĩnh điện cho Dự án Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng; Tổng thầu EPC dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 là Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) với hệ thống nước làm mát tuần hoàn, ống khói… Các thiết bị do các DN Việt Nam thiết kế và chế tạo đều đạt chất lượng tương đương hàng nhập khẩu, giá rất cạnh tranh.

Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam (VAMI) Nguyễn Chỉ Sáng chia sẻ: Có cơ chế để được tham gia nội địa hóa các nhà máy nhiệt điện là cơ hội “vàng” đối với các DN cơ khí Việt Nam. Về phía Nhà nước, việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cũng giúp tiết giảm đáng kể suất đầu tư cho các dự án. Kinh nghiệm cho thấy, bất cứ hạng mục nào DN Việt Nam làm được, có cạnh tranh là giá đấu thầu sẽ giảm đáng kể. Đơn cử, khi NARIME chế tạo thành công hệ thống lọc bụi tĩnh điện cho nhà máy nhiệt điện, các DN nước ngoài khi chào giá hệ thống này tại những dự án tiếp theo đã tự động giảm, thậm chí có trường hợp giảm chỉ còn 70% so trước đó.

Tuy nhiên, “giấc mơ” nâng cao tỷ lệ nội địa hóa tại các dự án nhiệt điện đang có nguy cơ dang dở khi hai dự án thí điểm là Quảng Trạch 1 được dự kiến đấu thầu quốc tế và Quỳnh Lập 1 có thể chuyển chủ đầu tư từ TKV sang cho Geleximco (vốn nước ngoài), đồng nghĩa DN trong nước sẽ rất khó chen chân vào các gói thầu của dự án, do đó khả năng nội địa hóa thiết bị các dự án khó thực hiện được.

Một “giấc mơ dang dở” khác là ngành công nghiệp đóng tàu. Phải khẳng định rằng, để phát triển hiệu quả và bền vững kinh tế biển, chỉ có cách tự lực đóng tàu, không thể mượn, thuê hay mua tàu được. Tổng giám đốc Nhà máy Đóng tàu Dung Quất (DQS) Phan Tử Giang cho biết, theo kế hoạch ban đầu, DQS được đầu tư để trở thành nhà máy “đầu tàu”, trung tâm kết nối tất cả các nhà máy đóng tàu trên khắp cả nước. Đây chính là nơi chuyên đóng những gam tàu lớn nhất, các nhà máy nhỏ khác thực hiện đóng phân đoạn, sau đó chuyển về DQS để lắp ráp tổng thành. Do đó, DQS đã được đầu tư rất bài bản và quy mô với năng lực đóng mới tàu trọng tải đến 400 nghìn DWT. Tuy nhiên, vì nhiều lý do cả khách quan và chủ quan, quá trình đầu tư DQS dang dở, mới xây xong ụ, nhưng chưa xây cầu tàu. “Điều đó khiến hiệu quả đầu tư thấp. Nhà máy như người có tim mà không có phổi”, ông Phan Tử Giang nói.

Tìm thị trường “ngách”

Từ một nhà xưởng nhỏ bé tại Khu công nghiệp (KCN) Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội) hoạt động năm 2012, đến nay Công ty HTMP Việt Nam đã trù tính đầu tư xây dựng khu nhà xưởng thứ ba, dự kiến rộng ít nhất 20.000m2. Với sản phẩm chủ lực là các khuôn mẫu, linh kiện nhựa hoặc nhôm, HTMP hiện là nhà cung cấp cho nhiều tập đoàn lớn như Canon, Panasonic, Samsung, BMW… Với quy mô sản xuất khoảng 60 triệu sản phẩm, doanh thu năm 2017 của HTMP khoảng 600 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng hằng năm từ 10-20%.

Đến Công ty TNHH Công nghiệp Trí Cường, chuyên thiết kế và chế tạo máy tự động phục vụ lĩnh vực công nghiệp ôtô và điện tử, đóng tại Cụm công nghiệp ôtô Nguyên Khê (huyện Đông Anh, Hà Nội), chúng tôi được Chủ tịch HĐTV Lê Thanh Thủy giới thiệu một trong những sản phẩm chủ lực của công ty: Máy cấp phôi và lắp ráp tự động. Đội ngũ kỹ sư của Trí Cường đã thiết kế, chế tạo và cung cấp cho một DN nước ngoài loại máy có chức năng tự động cấp phôi, lắp ráp và kiểm tra các chi tiết trong giắc nối điện ôtô. Với 16 vị trí trên mâm chia độ, khi mâm quay hết một vòng, sẽ lắp ráp hoàn thiện một sản phẩm trong 1,4 giây. Sản phẩm đã được xuất khẩu, có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp chế tạo.

Có thể nói, đó là hai DN khá điển hình của ngành cơ khí đã thành công do biết len vào thị trường “ngách”. Còn lại, nhiều DN trong ngành, kể cả một số DN có tầm vóc và quy mô lớn, nhưng chỉ là những “con hổ giấy”, chủ yếu là gia công, lắp ráp đơn thuần, “hớt phần ngọn”, không đủ năng lực tham gia phần “lõi” công nghệ có giá trị gia tăng cao.

Ở góc độ khác, một hướng đi tỏ ra có hiệu quả là hình thành “đầu tàu” thu hút các vệ tinh chung quanh, nhằm hạn chế phân tán nguồn lực, làm bệ đỡ, hỗ trợ các DN trong ngành cùng nhau phát triển.

Đó là KCN cơ khí ôtô (còn gọi là Khu phức hợp Chu Lai) của Trường Hải (THACO). Được xây dựng trong Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), quy mô diện tích lên tới 650ha, khu phức hợp gồm 6 nhà máy sản xuất lắp ráp ôtô, 14 nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng với các dây chuyền thiết bị hiện đại được chuyển giao từ các đối tác châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đặc biệt, nhà máy áp dụng hệ thống điều hành sản xuất trên nền tảng số hóa, kết nối các dây chuyền sản xuất tự động toàn nhà máy với thông tin xuyên suốt chuỗi giá trị, từ đặt hàng đến giao hàng theo theo yêu cầu riêng biệt từng khách hàng, đúng tinh thần của cách mạng công nghiệp 4.0.

Có thể thấy, nếu được tạo điều kiện, có cơ chế khuyến khích hợp lý và đầu tư bài bản, từ các DN nhỏ chen chân được vào thị trường “ngách” như HTMP, Trí Cường, đến những DN “đầu tàu” như THACO, LILAMA sẽ từng bước tạo dựng được vai trò, vị thế cũng như định hình lại cách thức phát triển của ngành cơ khí theo hướng chuyên môn hóa cao, hạn chế phân tán nguồn lực, bảo đảm ổn định sản xuất.

Ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VAMI: Ước tính, từ nay đến năm 2030, tổng nhu cầu về máy móc, thiết bị trong nước khoảng 350 tỉ USD, cụ thể: công nghiệp thiết bị đồng bộ 8-10 tỉ USD/năm; công nghiệp ôtô 18 tỉ USD/năm; máy nông nghiệp, máy canh tác, máy chế biến sau thu hoạch 3 tỉ USD/năm; thiết bị công nghiệp tiêu chuẩn 2 tỉ USD/năm. Ngành đường sắt dự kiến 30 tỉ USD và hệ thống tàu điện ngầm 20 tỉ USD...
huong di nao cho nganh co khiHợp tác đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của ngành Cơ khí miền Bắc vào chuỗi giá trị toàn cầu
huong di nao cho nganh co khiPhát triển ngành cơ khí Việt Nam thời công nghệ 4.0
huong di nao cho nganh co khiCông nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cần khơi thông chính sách

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 118,000 120,000
AVPL/SJC HCM 118,000 120,000
AVPL/SJC ĐN 118,000 120,000
Nguyên liệu 9999 - HN 10,970 11,250
Nguyên liệu 999 - HN 10,960 11,240
Cập nhật: 15/05/2025 04:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 113.000 115.500
TPHCM - SJC 118.000 120.000
Hà Nội - PNJ 113.000 115.500
Hà Nội - SJC 118.000 120.000
Đà Nẵng - PNJ 113.000 115.500
Đà Nẵng - SJC 118.000 120.000
Miền Tây - PNJ 113.000 115.500
Miền Tây - SJC 118.000 120.000
Giá vàng nữ trang - PNJ 113.000 115.500
Giá vàng nữ trang - SJC 118.000 120.000
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 113.000
Giá vàng nữ trang - SJC 118.000 120.000
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 113.000
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 113.000 115.500
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 113.000 115.500
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 112.800 115.300
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 112.690 115.190
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 111.980 114.480
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 111.750 114.250
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 79.130 86.630
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 60.100 67.600
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.620 48.120
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 103.220 105.720
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 62.980 70.480
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 67.600 75.100
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 71.050 78.550
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.890 43.390
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.700 38.200
Cập nhật: 15/05/2025 04:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,090 11,540
Trang sức 99.9 11,080 11,530
NL 99.99 10,750
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 10,750
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,300 11,600
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,300 11,600
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,300 11,600
Miếng SJC Thái Bình 11,800 12,000
Miếng SJC Nghệ An 11,800 12,000
Miếng SJC Hà Nội 11,800 12,000
Cập nhật: 15/05/2025 04:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16260 16528 17111
CAD 18096 18371 18991
CHF 30432 30807 31467
CNY 0 3358 3600
EUR 28532 28799 29832
GBP 33793 34182 35133
HKD 0 3191 3394
JPY 171 175 181
KRW 0 17 19
NZD 0 15130 15723
SGD 19455 19736 20266
THB 696 759 812
USD (1,2) 25660 0 0
USD (5,10,20) 25698 0 0
USD (50,100) 25726 25760 26105
Cập nhật: 15/05/2025 04:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,760 25,760 26,120
USD(1-2-5) 24,730 - -
USD(10-20) 24,730 - -
GBP 34,157 34,250 35,174
HKD 3,266 3,276 3,375
CHF 30,560 30,655 31,517
JPY 173.56 173.87 181.63
THB 742.96 752.13 805.7
AUD 16,599 16,659 17,110
CAD 18,391 18,450 18,945
SGD 19,637 19,698 20,321
SEK - 2,637 2,729
LAK - 0.91 1.27
DKK - 3,842 3,975
NOK - 2,478 2,564
CNY - 3,560 3,657
RUB - - -
NZD 15,120 15,261 15,707
KRW 17.19 - 19.27
EUR 28,701 28,724 29,949
TWD 774.77 - 938.02
MYR 5,635.47 - 6,358.8
SAR - 6,799.87 7,157.47
KWD - 82,173 87,374
XAU - - -
Cập nhật: 15/05/2025 04:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,770 25,780 26,120
EUR 28,452 28,566 29,668
GBP 33,916 34,052 35,023
HKD 3,262 3,275 3,381
CHF 30,354 30,476 31,375
JPY 171.89 172.58 179.66
AUD 16,458 16,524 17,055
SGD 19,594 19,673 20,210
THB 759 762 796
CAD 18,293 18,366 18,877
NZD 15,157 15,665
KRW 17.53 19.31
Cập nhật: 15/05/2025 04:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25740 25740 26100
AUD 16446 16546 17114
CAD 18277 18377 18933
CHF 30664 30694 31583
CNY 0 3563.8 0
CZK 0 1130 0
DKK 0 3930 0
EUR 28813 28913 29685
GBP 34098 34148 35261
HKD 0 3270 0
JPY 174.17 175.17 181.68
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.7 0
LAK 0 1.152 0
MYR 0 6333 0
NOK 0 2510 0
NZD 0 15248 0
PHP 0 440 0
SEK 0 2680 0
SGD 19606 19736 20468
THB 0 724.8 0
TWD 0 845 0
XAU 11800000 11800000 12000000
XBJ 11000000 11000000 12000000
Cập nhật: 15/05/2025 04:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,760 25,810 26,180
USD20 25,760 25,810 26,180
USD1 25,760 25,810 26,180
AUD 16,534 16,684 17,755
EUR 28,851 29,001 30,178
CAD 18,236 18,336 19,652
SGD 19,689 19,839 20,315
JPY 174.52 176.02 180.67
GBP 34,198 34,348 35,128
XAU 11,798,000 0 12,002,000
CNY 0 3,449 0
THB 0 760 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 15/05/2025 04:00